(CLO) Dự thảo đầu tiên của Luật Nhà giáo đề cập rất rõ và rất dài về vấn đề cấp chứng chỉ nhà giáo được xem như một đột phá trong luật nhưng nay nội dung này đã bị rút trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.
Luật Nhà giáo đang là đề tài gây chú ý của dư luận, đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn thông tin nội dung dự thảo của luật này đã có sự thay đổi ngoạn mục. Từ chỗ mạnh dạn đề xuất cấp chứng chỉ nhà giáo, giảm học phí cho con giáo viên, lương nhà giáo cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp thì nay nhiều nội dụng đã được rút khỏi dự thảo.
Liên quan đến chứng chỉ nhà giáo, trước đây có nhiều nhà giáo và nhà khoa học ủng hộ nhiệt tình, thậm chí nhiều người coi đó là một đột phá để đưa nghề giáo từ nghiệp dư thành nghề chuyên nghiệp như một số ý kiến từng bình luận.
Đơn cử, PGS.TS Lê Thái Hưng Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội từng cho biết: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, chứng chỉ hành nghề cho nhà giáo là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các giáo viên, giảng viên đủ điều kiện và có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy.
Các cơ quan cấp phép yêu cầu các ứng viên phải hoàn thành một chương trình đào tạo giáo viên được công nhận, vượt qua các kỳ thi về kỹ năng cơ bản và chuyên môn, và thường xuyên cập nhật kiến thức để duy trì chứng chỉ qua các khoá đào tạo nâng cao.
Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn bảo vệ quyền lợi của người học bằng cách đảm bảo rằng họ được giáo dục bởi những người có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp. Việc tuân thủ những yêu cầu này cũng giúp tăng cường niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của giáo viên.
“Tại Việt Nam, việc đưa ra quy định bắt buộc về cấp chứng chỉ hành nghề nhà giáo sẽ là một thay đổi căn bản góp phần đảm bảo chất lượng đội ngũ nhà giáo viên, về cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp”, PGS.TS Lê Thái Hưng nhận định.
Cùng quan điểm, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, trên thế giới, một lĩnh vực nào đó trở thành một nghề thì đó là bước chuyển rất quan trọng cho một khái niệm. Để một việc làm trở thành một nghề thì đội ngũ phải được đào tạo ở trình độ đại học, phải có bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phải có chứng chỉ hành nghề và có tổ chức nghề nghiệp.
Khi công bố dạy học là một nghề thì đương nhiên sẽ đẩy vị thế của việc dạy học đi lên và buộc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề. “Điều này khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp”, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu quan điểm.
Nhìn chung, việc đề xuất cấp chứng chỉ nhà giáo từng thu hút nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến tán đồng. Tuy nhiên, mới đây trả lời báo chí về vấn đề này, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Đây là một nội dung mới, cần thận trọng nên ban soạn thảo đã không đưa vào dự thảo luật ở thời điểm này và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm. Có thể nội dung này sẽ được đưa trở lại ở chu kỳ sửa đổi, bổ sung luật”.
Qua đó để thấy, có những nội dung mới đầu được xem là giải pháp đột phá thì dần dần mờ nhạt trong dự thảo luật.
(CLO) Sau giai đoạn đình trệ do vướng mắc với nhà thầu thi công gói thầu XL6, chủ đầu tư của Dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM đã tiến hành đấu thầu tìm kiếm nhà thầu mới để thi công trở lại.
(CLO) Mới đây, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển xây dựng Hoàng Quân đã thay mặt chủ đầu tư đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án Xây dựng cầu Kênh Xáng Dọc, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh.
(CLO) Đối đầu Myanmar tại lượt trận cuối bảng B ASEAN Cup 2024, Xuân Son đang có tất cả lợi thế trong tay để tỏa sáng ngay lần đầu ra sân cho tuyển Việt Nam.
(CLO) Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Nét vẽ tình thân” trưng bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật “Rừng Xòe” đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.
(CLO) Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết qua 2 năm khảo sát, giá mua bán thực tế cao hơn bảng giá đất bình quân 250%, nên cần điều chỉnh để sát thị trường.
(CLO) Có đến 61,8% người tiêu dùng mua ô tô gầm thấp cỡ A lựa chọn mẫu xe Hyundai Grand i10 từ đầu năm đến nay, chỉ có 8,9% chọn Kia Morning và 29,3% cho Toyota Wigo.
(CLO) Sáng 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức mở cửa tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô đến tham quan.
(CLO) Trung Quốc gây chú ý toàn cầu khi ra mắt robot cảnh sát RT-G, tích hợp AI, tốc độ 35 km/h, giá từ 41.300 USD, mở ra kỷ nguyên an ninh tự động hóa.
(CLO) Trước thềm Giáng sinh, không khí lễ hội đã tràn ngập phố phường Thái Bình. Nhiều hàng quán, địa điểm được trang hoàng lung linh, thu hút đông đảo người dân đến vui chơi, chụp ảnh.
(CLO) Tòa án chống khủng bố Pháp hôm thứ Sáu (20/12) đã tuyên án 8 người liên quan đến vụ sát hại giáo viên Samuel Paty bằng cách chặt đầu cách đây 4 năm tại ngoại ô Paris, vụ án từng gây chấn động nước Pháp.
(CLO) Ít nhất 25 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel tại Dải Gaza vào ngày thứ Sáu, theo thông tin từ các nhân viên y tế.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Con đường lịch sử” là một trong những điểm nhấn trong loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
(CLO) Những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò đóng góp quan trọng, góp phần vào sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô.
Với nhiều sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức giảng dạy trong năm học 2024-2025, hiện học sinh các cấp của Trường liên cấp Sao Việt (TP. Pleiku, Gia Lai) đã vững về kiến thức, giỏi hơn về tư duy và trưởng thành vượt trội trong nhiều thử thách.
(CLO) Theo các chuyên gia, việc thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” đã được triển khai hiệu quả phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
(CLO) Hiện nay các đối tượng lừa đảo mượn danh Đại học Quốc Gia Hà Nội với thủ đoạn làm giả thông báo trúng tuyển, thu phí đào tạo khiến nhiều người mắc lừa.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt bản dịch tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Chile – Papelucho. Đây là một phần trong dự án văn hoá do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Chile tại Việt Nam tổ chức.
(CLO) Công an thành phố Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) vừa nhanh chóng xác minh và điều tra làm rõ nội dung công dân phản ánh qua mạng xã hội: “Trường Cao đẳng công nghiệp nghề Thanh Hoá chỉ vì ngứa mắt, nam sinh tác động vật lý cực mạnh bạn cùng trường trên đường đi học về".
(NB&CL) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có xu hướng siết chặt tuyển sinh đầu vào nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong tuyển sinh đại học, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điểm đổi mới trong dạy học và đánh giá nên nhiều trường đại học đã bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Đây là xu thế đang được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực.
(CLO) Ngày 18/12, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam sinh bị bạn liên tiếp đấm, đánh vào mặt khiến nam sinh kia nằm gục xuống ôm mặt.
(CLO) Mâu thuẫn về việc vay mượn tiền và chỉ vì hay nhăn nhó với bạn, nữ học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) bị nhóm bạn cùng trường đến nhà đánh chảy máu mũi, tai và chân.
(CLO) Theo các chuyên gia, việc xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng quan trọng để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên.