Đề xuất điều chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Viettel: Đe dọa nghiêm trọng quyền tự chủ đại học

Thứ sáu, 15/05/2015 05:37 AM - 0 Trả lời

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có nguy cơ “bị bê” nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự. Đề xuất này đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục ĐH và nội tại nhà trường.

(NB-CL) Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có nguy cơ “bị bê” nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự. Đề xuất này đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục ĐH và nội tại nhà trường. Theo các chuyên gia, dù chỉ mới ở bước đề xuất, nhưng cách thức mà các cơ quan có thẩm quyền đang thể hiện đe dọa nghiêm trọng quyền tự chủ đại học.

Sẽ không sòng phẳng với VNPT khi chuyển Học viện về Viettel

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, trước đây khi họp xem xét phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, Thường trực Chính phủ đã thống nhất cao việc tách Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPT. Trên cơ sở đó, ngày 10/6/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, theo đó Học viện được chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.

Tập đoàn VNPT cũng như Tập đoàn Viettel là các tập đoàn kinh tế nhà nước với ngành nghề kinh doanh chính là viễn thông, CNTT, do đó việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, y tế, trong đó có Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPT theo quyết định của Thủ tướng là nhằm bảo đảm cho Tập đoàn VNPT có thể tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc chuyển Học Viettel viện theo thuộc đề Bộ nghị TT&TT của Bộ về gây Quốc cập phiền và phòng hệphức, lụy sẽ phải tốn có kém nhiều giải không quyết bất cần thiết.

[caption id="attachment_16481" align="aligncenter" width="640"]Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.[/caption]

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, nếu nay lại chuyển Học viện ra CNBCVT về Viettel, một tập đoàn có cùng ngành nghề kinh doanh tương tự như VNPT thì cán bộ công nhân viên VNPT không khỏi hoang mang, suy nghĩ có chút gì không bình đẳng, không sòng phẳng với Tập đoàn VNPT ở đây? Thêm vào đó, trong bối cảnh hai tập đoàn đang là đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đều cần nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc điều tài sản, nguồn lực cả hữu hình và vô hình vốn sinh ra từ VNPT sang Viettel sẽ là việc làm không phù hợp với yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng mà Chính phủ đang chỉ đạo.

“Nếu không cẩn thận là bán trường” GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, khẳng định: “Nếu đây chỉ là một gợi ý của Bộ chủ quản để trường xem xét và tự quyết định thì không vấn đề gì, nhưng nếu Bộ cứ tự ý quyết định thì rõ ràng là xâm phạm tới quyền tự chủ của các trường”.

Cũng theo GS Thuyết, nếu chỉ nhìn từ một góc độ hạn hẹp nào đó, chẳng hạn như về lợi thế đầu tư, thì nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển ĐH. Vấn đề là phải có cách thức phù hợp nhằm ngăn chặn sự “lũng đoạn” của doanh nghiệp lên sự phát triển của ĐH. “Không cẩn thận thì sẽ có những trường hợp dở khóc dở cười, bởi chẳng những không được đầu tư thêm mà nhà trường phải tự lo kinh phí, tự kinh doanh, rồi còn nộp lợi nhuận về công ty. Những việc này sẽ làm này sẽ làm thay đổi hết tất cả tính chất của một trường ĐH“, GS Thuyết nói.

Đề xuất không điều chuyển Học viện BC-VT về Viettel Ngày 5/5 vừa qua, phía Học viện đã có công văn gửi lên Bộ TT&TT, kiến nghị được tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ mà không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng. Theo quan điểm của Học viện, mô hình này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự ổn định, phát triển của Học viện nói riêng và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành thông tin - truyền thông, cho các doanh nghiệp thông tin - truyền thông và cho xã hội. "Đây cũng là tâm nguyện và quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên của Học viện", công văn khẳng định.  
Học viện Công nghệ BC-VT là một học viện lớn, có bề dày trên 60 năm nghiên cứu, đào tạo và phát triển, có uy tín trong nước và quốc tế. Trước đây, Học viện trực thuộc Tập đoàn VNPT, tuy nhiên, do thực hiện đề án Tái cơ cấu của Chính phủ, từ ngày 1/7/2014, VNPT đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Bộ TT&TT, tách Học viện ra khỏi doanh nghiệp. Hiện tại, Học viện đang hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TT&TT nhưng tự chủ về tài chính, không cần tới ngân sách Nhà nước.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD- ĐT, cho rằng nên cảnh giác với xu hướng để doanh nghiệp đầu tư, quản lý ĐH, đặc biệt với các trường công lập. “Theo điều 48 luật Giáo dục thì nếu chủ sở hữu ĐH là doanh nghiệp thì mô hình trường đó là ĐH tư. HV Công nghệ bưu chính viễn thông đang là trường công, do Nhà nước làm chủ sở hữu. Giờ chuyển đơn vị này sang chủ sở hữu là doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp nhà nước, nghĩa là chuyển nó từ công sang tư. Nếu không cẩn thận, thay vì tìm hướng đầu tư phát triển cho ĐH, chúng ta lại “bán” trường”, ông Khuyến khuyến cáo.

Về quyền tự chủ ĐH bị đe dọa, ông Khuyến phân tích: “Tự chủ cao nhất là tự chủ của người lao động. Họ phải được quyền quyết định số phận và con đường phát triển của mình. Nhưng theo dõi qua báo chí thì tôi thấy quyền tự chủ đó không hề được tôn trọng. Giờ nếu giở lý lẽ trường công thì Chính phủ có quyền quyết định nhưng cũng cần phải tuân thủ luật Giáo dục: Một trường công dẫu cho có điều chuyển chủ sở hữu thì cũng chỉ từ bộ nọ sang bộ kia chứ không thể từ Bộ về doanh nghiệp. Còn thật sự Nhà nước thấy không “ôm” được, phải đưa về cho doanh nghiệp, trước hết thì chủ sở hữu hợp lý trong trường hợp cụ thể này là Tập đoàn bưu chính viễn thông VN - chủ sở hữu cũ của HV - chứ không phải Viettel”, ông Khuyến khẳng định.

GS-TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT, cho rằng câu chuyện HV Công nghệ bưu chính viễn thông đang gặp phải là một hệ quả tất yếu của việc chậm đổi mới giáo dục ĐH: “Nghị quyết 14 ban hành từ 2005 đã yêu cầu phải xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản với giáo dục ĐH. Nhưng 10 năm rồi, việc này vẫn không được thực hiện. Một khi các trường ĐH vẫn có bộ chủ quản thì quyền tự chủ ĐH vẫn còn bị xâm phạm và việc đó không thể tránh khỏi, đằng này trong câu chuyện đề xuất đưa HV Công nghệ bưu chính viễn thông, ngay cả Bộ chủ quản cũng không được tự chủ”.❏

NGUYÊN HUY

TS Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐTTS Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT: Thực tế, không có một trường nào được gọi là công lập khi nằm trong doanh nghiệp hoặc một tập đoàn kinh tế. Khi một trường đại học về với một tập đoàn, doanh nghiệp, các hoạt động của trường sẽ gắn với hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học của tập đoàn, doanh nghiệp. Đó không phải là điều dở. Nhưng nếu như tập thể cán bộ giảng viên của trường đại học đó không thoải mái với việc chuyển giao thì sẽ rất không hay. Vì vậy, khi muốn chuyển một trường học về tập đoàn, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của tập thể nhà trường, không nên quyết “bán” trường mà không có ý kiến của người lao động ở đó.

TS Vũ Văn San, Phó hiệu trưởng phụ trách Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngTS Vũ Văn San, Phó hiệu trưởng phụ trách Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Khi nhận thông tin học viện chuyển nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động đều rất sốc. Họ đề nghị, kiến nghị học viện được tiếp tục là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. Học viện có điều kiện xây dựng và phát triển thành cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, cùng kết hợp với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khác trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để hình thành hệ thống các tổ chức đào tạo – nghiên cứu khoa học đủ khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Giáo sư Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCMGiáo sư Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Thật ra các nước Đông Nam Á vẫn có trường ĐH trong doanh nghiệp. Ở Singapore cũng có một trường ĐH thuộc tập đoàn viễn thông. Tuy nhiên, nhiều trường trong số này hoạt động với tinh thần không vì lợi nhuận. Tôi nghĩ việc quyết định chuyển HV Công nghệ bưu chính viễn thông về Viettel là nhà nước muốn tư thục hóa trường này. Bởi vì đưa trường công lập về doanh nghiệp thì trường này sẽ thành tư thục thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm là nhà nước vẫn phải duy trì một số trường ĐH công lập đặc thù.

Ông Đặng Đình Lâm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông: Tôi khá ngỡ ngàng khi biết thông tin này. Vì, học viện vừa tách khỏi VNPT để chuyển về trực thuộc Bộ TT-TT chưa lâu, nay lại đặt vấn đề chuyển đi và điều này sẽ gây ra xáo trộn lớn. Viettel là một tập đoàn có quy mô và chiến lược kinh doanh mở rộng và việc có một cơ sở đào tạo, nghiên cứu lớn tương ứng là rất cần thiết. Và việc Viettel mong muốn có được một cơ sở đào tạo, nghiên cứu của riêng mình cũng là hợp lý và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chuyển Học viện về Viettel thì ngành CNTT, các DN CNTT sẽ không còn cơ sở đào tạo và nghiên cứu quy mô quốc gia nữa, trong khi nguồn nhân lực CNTT-TT đang rất thiếu, cơ sở đào tạo cũng thiếu. Vậy thì chuyển Học viện về Viettel không giúp tăng năng lực đào tạo và nguồn cung nhân lực CNTT-TT cho xã hội. Muốn tăng, ta cần xây thêm các cơ sở đào tạo mới chứ việc "chuyển chỗ đơn thuần" không giải quyết được sự thiếu hụt đó.

Viettel có thể là đối tác của Học viện BCVT

Việc Bộ Quốc phòng đề xuất với Chính phủ điều chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Tập đoàn Viettel đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình trong những ngày qua. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: “nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện”.

Sự phát triển lớn mạnh đầy ấn tượng của Viettel trong thời gian qua là niềm tự hào của Quân đội, của toàn ngành Thông tin và Truyền thông, góp phần khẳng định sự đúng đắn của mô hình Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. Theo đề nghị của Viettel, Thủ tướng đồng ý cho Viettel xây dựng một trung tâm nghiên cứu đào tạo. Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn lao của Chính phủ đối với sự phát triển của Viettel trong hiện tại và tương lai.

Để thực hiện chủ trương trên có nhiều cách để làm, nhất là với một Tập đoàn mạnh về mọi mặt, trong đó phải kể đến là nguồn lực tài chính luôn là thế mạnh của Viettel so với các doanh nghiệp khác. Nên việc đề xuất xin Học viện CNBCVT về Tập đoàn Viettel cũng chỉ là một phương án có thể. Song với phương án này vừa qua cho thấy nếu thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Học viện nhất là các thế hệ cán bộ giáo viên đã từng đóng góp xây dựng Học viện từ những ngày đầu từ gian khó đi lên, để tạo dựng nên một cơ sở giáo dục đào tạo có bề dày truyền thống hơn 60 năm. Có thể nói Học viện sinh ra và trưởng thành cùng quá trình xây dựng, phát triển gần 70 năm của ngành Thông tin và Truyền thông, nên dành được tình cảm và sự quan tâm của mọi người trong mấy ngày qua lẽ thường tình.

[caption id="attachment_16485" align="aligncenter" width="450"]Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son[/caption]

Sau khi có những dòng ý kiến ngược chiều với đề xuất của Bộ Quốc phòng, tôi và  Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã có cuộc gặp trực tiếp để trao đổi về việc này. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nói Tập đoàn Viettel xin Học viện  về Tập đoàn vì có nhu cầu tổ chức nghiên cứu phát triển, nhu cầu  được cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo chất lượng cao cho các đơn vị của Tập đoàn trong nước và các đơn vị đang đầu tư ở trên 10 quốc gia khác. Với khả năng tổ chức và thế mạnh về tài chính, Tập đoàn sẽ tập trung đầu tư để Học viện trở thành nhà trường đẳng cấp khu vực và quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực vễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Viettel, cho các doanh nghiệp trong ngành và cho xã hội.

Mục tiêu của Viettel không phải lấy Học viện về cho riêng Tập đoàn, mà muốn góp sức trực tiếp xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở nghiên cứu đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, sau khoảng 10 năm khi Học viện mạnh rồi sẽ đề nghị tách ra trở thành đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chứ không phải lấy về để mãi ở Viettel và chỉ phục vụ cho Tập đoàn Viettel. Điều này cũng nhằm mục đích góp phần hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý phát triển Học viện. Trước chủ trương của Nhà nước như đã nêu ở trên và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên và dư luận của xã hội trong mấy ngày qua về việc này, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận thấy và hoàn toàn đồng tình,  chia sẻ với tình cảm và nguyện vọng chính đáng đó. Và đồng chí Hùng đã nói với tôi rằng nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện, sẽ vẫn góp phần để đầu tư cho Học viện CNBCVT, để Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học của Ngành có đẳng cấp trong khu vực.

Bảo Bình

Phải xem xét thấu đáo!

Thực hiện Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-7-2014, Tập đoàn VNPT đã bàn giao lại Học viện về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) quản lý để thực hiện đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực TT-TT cho xã hội. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 năm chuyển từ mô hình quản lý thuộc DN về cơ quan quản lý nhà nước, thì cuối tháng 4-2015, Bộ Quốc phòng đã có đề xuất xin chuyển Học viện về trực thuộc Tập đoàn Viettel.

Đây mới chỉ là đề xuất và Văn phòng Chính phủ đã, đang lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành. Song từ đề xuất này đặt ra những câu hỏi lớn mà các cơ quan quản lý nhà nước cần thận trọng xem xét.

Thực tế trong thời gian qua, Học viện là một cơ sở giáo dục đào tạo đại học công lập tiêu biểu, đã thực hiện chuyển đổi thành công từ đơn vị sự nghiệp được nhà nước bao cấp sang đơn vị tự chủ toàn bộ theo quy định. Thực hiện QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ, sau sau 10 tháng chuyển đổi quản lý chủ sở hữu nhà nước từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT-TT, hoạt động của Học viện đã có nhiều khởi sắc. Đó là bên cạnh những hạn chế như nếu vẫn dưới mô hình quản lý của DN sẽ bị chi phối bởi hoạt động của DN làm ảnh hưởng nhất định đến mục đích, tôn chỉ đào tạo thì nay về Bộ được “cởi trói” hơn, như Học viện được mở thêm các ngành đào tạo mới phù hợp với xu hướng của xã hội. Vị thế của Học viện được nâng cao rõ rệt như được mở rộng hợp tác, đào tạo với các Tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài. Trong đó phải kể đến các hợp tác với Samsung, Toshiba, MobiFone, hợp tác với các trường đại học nước ngoài…

[caption id="attachment_16491" align="aligncenter" width="748"]Sinh viên ngành CNTT Sinh viên ngành CNTT[/caption]

Trao đổi với báo chí, các cán bộ lãnh đạo trong ban giám hiệu, các khoa và đại diện đoàn thanh niên của khoa cho biết, khi có thông tin Bộ Quốc phòng đề xuất chuyển Học viện về Viettel, gần 1000 cán bộ, giảng viên học viện cũng rất tâm tư vì họ đã có quá trình lao động gắn bó với một DN là VNPT và nay là ngành TT-TT (khi chuyển về Bộ), nay lại chuyển sang một DN khác và đó là điều họ không mong muốn (thực tế 100% cán bộ tham dự đã bỏ phiếu không đồng ý chuyển về Viettel). Qua các kênh thông tin từ nhà trường, được biết rất nhiều ý kiến của sinh viên, phụ huynh đang học tại trường cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng nếu điều chuyển Học viện về Viettel, vì nếu đã xác định thì phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên sẽ thi vào học tại các trường trong lực lượng vũ trang. Một số cán bộ, giảng viên đặt câu hỏi, trong tờ trình đề xuất, Bộ Quốc phòng nhắc đến việc Viettel sẽ xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao VT-CNTT và vũ khí quân sự, trong khi đó, Học viện lại là cơ sở chủ yếu đào tạo nhân lực cho ngành và xã hội, trong đó có các ngành đào tạo như truyền thông đa phương tiện, các ngành thuộc chuyên ngành TT-TT, vậy khi về Viettel sẽ xử lý số giảng viên, học viên như thế nào? Mà như vậy là không tận dụng được lợi thế của Học viện.

Như đã nêu, hiện VPCP đang lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành liên quan để trình Thủ tướng xem xét quyết định. Song, bên cạnh những thông tin như đã nêu, cũng cần nhắc lại rằng, chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu các DNNN đã được Đảng, Nhà nước đặt ra và để thực hiện chủ trương này, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn phải thoái vốn, dừng đầu tư ngoài ngành.

Điều này cũng đã được thể hiện trong QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/2014 phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, Chính phủ yêu cầu chuyển Học viện CNBCVT từ VNPT về trực thuộc Bộ TT-TT. Đó là một QĐ phù hợp chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nay, chưa đầy 1 năm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước là Bộ TT-TT, lại có đề xuất chuyển Học viện về một DN khác là Viettel… Nếu đề xuất này được chấp nhận, chủ trương yêu cầu các DN dừng đầu tư ngoài ngành không những không được thực hiện mà còn phủ nhận cả chính QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ. Có một thực tế, trên thế giới nhiều Tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia, sở hữu nguồn tài chính tới hàng trăm tỷ USD nhưng họ không trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo đại học. Vì vậy, thiết nghĩ, các cơ quan tham mưu và Chính phủ cần cân nhắc và thận trọng khi xem xét đề xuất; coi trọng nguyện vọng của cán bộ giáo viên nêu trên... để bảo đảm sự phát triển ổn định cho Học viện CNBCVT và ngành TT-TT nói chung.

K.An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn