Đề xuất nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân tương đương thạc sĩ, tiến sĩ: Các bên nói gì?

Thứ tư, 08/03/2023 16:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mấy ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), nghệ sĩ nhân dân (NSND) tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ.

Mới đây, tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ, lãnh đạo nhà trường đã đề xuất cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu NSƯT, NSND được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Trong vài ngày qua, đề xuất này của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 1

PGS.TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội báo cáo tại buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ngày 6/3. Ảnh: VHO

Đề xuất chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn về tuyển sinh?

Chia sẻ với báo chí, PGS. TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết, đề xuất này xuất phát từ thực tế trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Theo ông Thi, quy định của Bộ GD&ĐT mỗi ngành học phải có ít nhất 5 tiến sĩ, trong khi nhóm ngành nghệ thuật lại đặc thù. Do vậy, nhà trường mới đề xuất như vậy, nhưng không phải để giảng viên hưởng chế độ hay đào tạo sau đại học mà chỉ để có cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm và mở ngành đào tạo.

“Chúng tôi chỉ đề xuất cho NSND có bằng thạc sĩ đang giảng dạy ở tại trường được tính tương đương tiến sĩ để đáp ứng tiêu chí: Cần 5 tiến sĩ theo quy định khi mở mã ngành, đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo và xác định chỉ tiêu về đội ngũ cho các ngành theo Thông tư 08 của Bộ GD&ĐT. Hiện nay, quy định mỗi ngành phải có 5 tiến sĩ với một trường đào tạo nghệ thuật là rất khó, trong khi tài năng của đội ngũ NSND rất cần thiết đối với lĩnh vực đào tạo năng khiếu nghệ thuật”, ông Thi chia sẻ.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết thêm, đề xuất này không mới, đã được đưa ra từ hơn một năm nay, khi nhà trường và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xây dựng dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo chuyên sâu đặc thù, để áp dụng cho những khối văn hóa nghệ thuật nói chung, trong đó có Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 2

PGS TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tặng hoa cho các thầy chủ nhiệm trong một lễ tốt nghiệp của sinh viên nhà trường. Ảnh: ĐHSKĐA Hà Nội

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 3

NSND Trung Anh trong một giờ lên lớp Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 4

Sinh viên khoa Sân khấu, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội biểu diễn vở diễn tốt nghiệp. Ảnh: ĐHSKĐA Hà Nội

Trước đó, báo cáo của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cho biết, trong thực tiễn triển khai chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ tại đơn vị cho thấy có nhiều vướng mắc. Đặc biệt, với đặc thù là cơ sở đào tạo nghệ thuật nên số lượng nghiên cứu sinh được tuyển vào đào tạo rất ít.

Theo con số nhà trường đưa ra, từ năm 2016 đến nay, nhà trường chỉ có 7 nghiên cứu sinh trúng tuyển. Các năm học từ 2017 đến 2023, nhà trường xác định tổng chỉ tiêu là 10, nhưng không có nghiên cứu sinh. Hơn nữa, các nghệ sĩ, giảng viên thạc sĩ đi học tiến sĩ, tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học nâng cao, chuyên sâu không dễ dàng. Chính vì vậy, nhà trường rất khó khăn trong công tác kiện toàn hệ thống giảng viên cơ hữu ở các cấp học đáp ứng theo tiêu chí thay đổi trong quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT.

Luật chưa có quy định

Nói về đề xuất của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, không thể công nhận tương đương giữa NSƯT, NSND với thạc sĩ, tiến sĩ vì hai hệ thống tiêu chí công nhận hoàn toàn khác nhau.

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 5

TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: TL

Theo ông Phạm Như Nghệ, tiến sĩ là học vị, là trình độ học vấn một người có thể đạt được sau khi đã đạt những tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học và học thuật, còn NSƯT, NSND là danh hiệu do Nhà nước phong tặng cho người có đóng góp nhất định về nghệ thuật, là sự tôn vinh của nhân dân đối với nghệ sĩ đó.

“Chính vì vậy, một NSND chưa chắc đã có thể thi đỗ tiến sĩ. Đối với giảng viên là NSND, nếu chưa có trình độ từ tiến sĩ trở lên thì không thể tham gia đào tạo tiến sĩ. Thậm chí, với một ngành, để đào tạo tiến sĩ, phải có tỷ lệ nhất định giảng viên là Phó Giáo sư, Giáo sư”, ông Phạm Như Nghệ nói.

Đối với việc quy đổi trình độ giảng viên trong xác định chỉ tiêu, ông Phạm Như Nghệ cho hay, Thông tư 03 năm 2022 của Bộ GD&ĐT đã quy định: Giảng viên, trợ giảng là NSƯT, NSND, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân được Nhà nước công nhận, trao tặng, đồng thời có bằng tốt nghiệp trình độ đại học cùng ngành hoặc cùng nhóm ngành với ngành tham gia đào tạo sẽ được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ thạc sĩ. Nếu có bằng thạc sĩ sẽ được tính hệ số để xác định chỉ tiêu tương ứng hệ số tính chỉ tiêu của giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Cũng theo ông Nghệ, hiện trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đều chưa có quy định về quy đổi tương đương giữa trình độ tiến sĩ và NSND. Do vậy, ông Nghệ khẳng định, đề xuất của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội không thể được đồng ý.

Ngoài ra, ông Nghệ cũng cho rằng, với ngành đặc thù như nghệ thuật, những người nghệ sĩ giỏi rất nhiều nhưng số đi học để có học vị tiến sĩ lại không nhiều.

“Thấu hiểu đặc thù này, trong Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, Bộ GD&ĐT quy định rõ, với những ngành đào tạo đại học thuộc lĩnh vực nghệ thuật chỉ cần đảm bảo có 3 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp, thay vì 5 tiến sĩ như các ngành nói chung”, ông Nghệ nói.

Nên có phương án khai thác tài năng của NSƯT, NSND

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - người tham gia trong đoàn làm việc với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội ngày 6/3 - cho biết ông không đồng tình với đề xuất của nhà trường.

de xuat nghe si uu tu nghe si nhan dan tuong duong thac si tien si cac ben noi gi hinh 6

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: TL

Theo ông Sơn, học vị tiến sĩ, thạc sĩ với danh hiệu NSƯT, NSND là hai loại tiêu chuẩn khác nhau không áp dụng thay cho nhau được. Đào tạo tiến sĩ là đào tạo lý thuyết, cần phải biết áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp nghiên cứu. Làm luận án là thực hiện một công trình khoa học, ở đó việc áp dụng lý thuyết, sử dụng phương pháp khoa học để phân tích một vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, NSƯT, NSND thiên về thực hành.

Tuy nhiên, PGS. TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, đây là đề xuất có thể lưu tâm, xuất phát từ thực trạng đào tạo đặc thù của ngành nghệ thuật.

Ông Sơn lưu ý, để khai thác tài năng của NSƯT, NSND, nên mời họ tham gia vào quá trình đào tạo đại học ở bậc cử nhân vì trong giảng dạy có những phần kiến thức thiên về kỹ năng biểu diễn, rất cần tới kinh nghiệm của họ.

“Đặc biệt ở bối cảnh Việt Nam, với nhiều loại hình nghệ thuật liên quan đến diễn xuất, nhất là nghệ thuật truyền thống, đội ngũ NSƯT, NSND có thể có những đóng góp nhất định đối với việc đào tạo đội ngũ kế cận. Sự khác biệt này cần có sự phân biệt rạch ròi, tránh để tính hàn lâm, lý thuyết của bậc học tiến sĩ bị ảnh hưởng bởi tính kinh nghiệm, kiến thức thực tế của nghệ thuật biểu diễn làm lu mờ”, ông Sơn nói.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

(CLO) Chiều 19/9, ông Trần Thanh Vương, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, cho biết Sở ủng hộ việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Đời sống văn hóa
Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa