(CLO) Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Định) đề nghị Quốc hội cho phép mặc áo dài ngũ thân nam tại hội nghị, sự kiện, hướng đến xây dựng riêng bộ lễ phục truyền thống cho người Việt.
Sáng 31/5, tham gia thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Giám đốc khu du lịch Cửa Biển, Bình Định) mặc áo dài ngũ thân nam, đầu đội khăn xếp, cho biết đã mặc ba chiếc áo ngũ thân khác kể từ đầu kỳ họp.
Theo ông, áo dài ngũ thân có bốn thân ngoài tượng trưng tứ thân phụ mẫu ôm lấy một thân con tượng trưng người đang mặc áo. Điều này thể hiện tình thương của cha mẹ, nhắc nhở người mặc về chữ hiếu của người Việt. Năm cúc áo là ngũ thường gồm nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, nhắc người mặc sống nhân nghĩa, ứng xử văn hóa.
"Tôi dự định mặc áo dài ngũ thân trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 hôm 22/5, để hát Quốc ca chào cờ, nhưng trong cẩm nang đại biểu quy định đại biểu nam mặc comple", ông Cảnh nói.
Thời gian qua, có nhiều câu chuyện người Việt Nam đi dự hội nghị lớn ở nước ngoài có quy định khách mời mặc trang phục truyền thống hoặc comple phong cách châu Âu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định trang phục truyền thống trong ngoại giao, chỉ mặc vest có sẵn nên chưa đưa được bản sắc riêng đến bạn bè quốc tế, chưa chỉn chu như khách mời, người đồng cấp của nhiều đoàn khác. Nhiều đại biểu cũng mong muốn có bộ trang phục truyền thống dành cho hoạt động văn hóa, sự kiện ngoại giao.
Vì vậy, ông Cảnh đề xuất Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết kỳ họp cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân tại lễ chào cờ, các phiên họp, bên cạnh comple. Khi đó, Chính phủ và địa phương sẽ không cần rà soát, sửa đổi các quy định vấn đề này trong các văn bản dưới luật về mặc trang phục.
"Mặc áo ngũ thân không làm thay đổi quy định về mặc trang phục khác, không thay thế comple mà chỉ giúp đại biểu có thêm lựa chọn được mặc trang phục truyền thống trong hoạt động văn hóa, sự kiện ngoại giao", ông phân tích.
Đại biểu tỉnh Bình Định cho rằng việc cho phép mặc áo dài ngũ thân nam tại các hội nghị, sự kiện sẽ giúp cho các cơ quan có trách nhiệm và người dân góc nhìn thực tế và thời gian để nhận thức rõ hơn về giá trị truyền thống, sự phù hợp thực tiễn khi đưa áo dài ngũ thân về lại với đời sống người Việt.
Ông mong các cơ quan hướng đến xây dựng riêng bộ lễ phục truyền thống cho người Việt tại các hội nghị văn hóa lớn, các sự kiện ngoại giao nhà nước. Bộ lễ phục này sẽ giữ nét truyền thống, phù hợp với sinh hoạt, công việc trong xã hội hiện đại và tương xứng với trang phục của người đồng cấp các nước trong sự kiện ngoại giao, giao lưu văn hóa quốc tế.
Video đại biểu Nguyễn Văn Cảnh thảo luận tại Quốc hội sáng nay 31/5. Nguồn video: vnexpress
X
Dẫn câu nói của người xưa "văn hóa còn thì dân tộc còn", ông Cảnh nói Việt Nam đã giữ được bản sắc văn hóa qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Thời kỳ hội nhập, để không bị hòa tan thì phải giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt, trong đó trang phục là một phần của bản sắc văn hóa.
"Các nước xung quanh ta và trên thế giới phần lớn đều có lễ phục truyền thống. Đề án về trang phục truyền thống đến nay vẫn chưa được thông qua theo tôi một phần là do chưa có quy định cho mặc thí điểm để có nhiều thực tiễn", ông Cảnh nói.
Từ nhiều năm trước, các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa đã đề xuất Nhà nước xây dựng bộ lễ phục truyền thống Việt Nam. Năm 2013, giáo sư, nhà văn hóa Trần Ngọc Thêm đề xuất dùng comple, áo dài nam và áo dài nữ là lễ phục nhà nước. Ông cho rằng bộ comple mạnh mẽ, áo dài mềm mại, dịu dàng là sự kết hợp của hiện đại và truyền thống. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có bộ lễ phục truyền thống quốc gia chính thức.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.
(CLO) Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 21 đến 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, TP. Vĩnh Yên. Sự kiện quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ từ 13 đơn vị nghệ thuật trên toàn quốc, hứa hẹn mang đến không gian nghệ thuật đa sắc màu và giàu bản sắc.
(CLO) Hơn 15 năm thực hành nghệ thuật đương đại, Lưu Tuyền được công chúng biết đến rộng rãi qua nhiều cuộc triển lãm với phong cách cá nhân nổi bật, độc đáo và ấn tượng. Quá trình sáng tạo của Lưu Tuyền là một hành trình biến đổi liên tục từ hội hoạ đến thực hành nghệ thuật đa chiều.