Triển lãm và tọa đàm về các danh họa mỹ thuật Đông Dương
(CLO) Triển lãm và tọa đàm “Sự đổi mới của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương” nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1945.
Theo dõi báo trên:
Đề cập một số vấn đề về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy nhấn mạnh: Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phối hợp, nghiên cứu, kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW; nghiêm túc thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các Công thư số 15, số 17 của Chủ tịch Quốc hội.
Đề cập về tài sản số, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Có ý kiến cho rằng, tài sản số là vấn đề mới, thay đổi nhanh cần có sự đầu tư nghiên cứu, rà soát kỹ hơn và nên giao Chính phủ quy định chi tiết. Ý kiến khác cho rằng, cần nghiên cứu để bổ sung quy định về các loại tài sản số trong dự thảo Luật. Để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp tổ chức làm việc với các cơ quan chuyên môn có liên quan.
Qua nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, tài sản số là vấn đề mới, phức tạp, phát triển, thay đổi nhanh chóng; hiện nay trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý quy định đầy đủ về vấn đề này và vẫn còn có quan điểm khác nhau. Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, thống nhất quy định khung về vấn đề này (Điều 13 và Điều 14) như khái niệm, phân loại tài sản số dựa trên mục đích sử dụng, công nghệ và các tiêu chí khác; giao Chính phủ quy định phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý tài sản số, cung ứng dịch vụ tài sản số phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Có ý kiến đề nghị xem xét cần sửa Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật Chứng khoán hay không khi quy định về tài sản số trong dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, các quy định về tài sản số trong dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, không chồng chéo, mâu thuẫn với pháp luật hiện hành; không phải sửa đổi Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử và Luật Chứng khoán.
Về trí tuệ nhân tạo (Điều 54 và Điều 55): Có ý kiến đề nghị xác định rõ các tiêu chí hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao, phạm vi tác động lớn, bổ sung quy định về hạn chế rủi ro và các nguyên tắc quản lý rủi ro; ý kiến khác đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hướng dẫn về vấn đề quản lý rủi ro.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quan điểm xây dựng quy định quản lý về trí tuệ nhân tạo trong dự thảo Luật dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, đồng thời khuyến khích phát triển, lấy con người làm trung tâm. Nguyên tắc quản lý này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định về: Quản lý hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao, hệ thống tác động lớn; Sản phẩm được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo phải có dấu hiệu nhận dạng rõ ràng.
Về tiêu chí xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao, phạm vi tác động lớn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, theo Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của Liên minh Châu Âu, danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng sức khỏe, sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung này (Điều 54), quy định những tiêu chí cơ bản và giao Chính phủ quy định cụ thể về phân loại, thẩm quyền, nội dung quản lý hệ thống trí nhân tạo có tác động, rủi ro cao, trách nhiệm, miễn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn việc dán nhãn các sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, mục tiêu chính của quy định này là tạo ra dấu hiệu nhận biết (không phải là dán nhãn trên các sản phẩm thông thường) nhằm giúp người dùng nhận biết sản phẩm của hệ thống trí tuệ nhân tạo để có ứng xử phù hợp. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã: chỉnh lý khoản 1 Điều 55 quy định sản phẩm được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo phải có dấu hiệu nhận dạng rõ ràng và giao Bộ quản lý chuyên ngành quy định về dấu hiệu nhận dạng; bổ sung điểm d khoản 2 Điều 56 quy định trách nhiệm của nhà cung cấp phải thể hiện rõ ràng dấu hiệu nhận dạng trên sản phẩm được tạo ra bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo; lược bỏ quy định tại khoản 2 Điều 55 liên quan đến quy trình, thủ tục dán nhãn để bảo đảm không phát sinh thủ tục hành chính, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân, phù hợp với pháp luật của nhiều quốc gia.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, thể hiện lại văn phong, sắp xếp bố cục dự thảo Luật cho khoa học và hợp lý hơn.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan tiếp tục rà soát để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, đảm bảo việc thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Quốc hội trong công tác xây dựng Luật; thực hiện nghiêm quy định tại Nghị quyết số 27 và Quy định 178. Lưu ý một số vấn đề cụ thể về tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến chính sách đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước để không vi phạm các cam kết quốc tế có liên quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện các khái niệm giải thích từ ngữ để giải thích đầy đủ, đảm bảo tốt nhất, rõ nghĩa, phù hợp với pháp luật trong nước và quốc tế. Chú ý phân biệt những khái niệm công nghệ thông tin và công nghệ số. Tiếp thu, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, quy định tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, quy định về công nghiệp bán dẫn, quy định về trí tuệ nhân tạo để đảm bảo tính khả thi, kiểm soát rủi ro và phát triển các lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo đúng chủ trương của Đảng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam…
(CLO) Triển lãm và tọa đàm “Sự đổi mới của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương” nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật Việt Nam giai đoạn 1925-1945.
(CLO) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân (CAND) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
(CLO) Chức vô địch ASEAN Cup 2024 không chỉ giúp đội tuyển Việt Nam khẳng định vị thế tại khu vực mà còn mang về sự thăng tiến ấn tượng trên bảng xếp hạng FIFA. Trong khi đó, tuyển Thái Lan sau một kỳ giải đầy thất vọng đang đối mặt với nguy cơ rời khỏi top 100 chỉ sau một năm trở lại nhóm này.
(CLO) Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia, Hoa Kỳ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 8/1, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi ngày 8/1 có mưa rải rác và có nơi có dông, trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy là đảm bảo "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xác định là một trong những cơ quan gương mẫu đi đầu, với tinh thần như vậy, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo và kết quả triển khai được Bộ Chính trị ghi nhận, đánh giá cao.
(CLO) Chiều 7/1, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, khóa VIII nhằm tổng kết công tác Hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Từ ngày 11 đến 12/1/2025, tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, Lễ hội hoa anh đào - Điện Biên Phủ sẽ diễn ra với chuỗi sự kiện đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, quảng bá nét đẹp vùng đất Điện Biên mến khách.
(CLO) Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Hà Nội vừa phát hiện xưởng sản xuất bim bim của Công ty Đức Vinh (Hoài Đức) vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bim bim được đổ trực tiếp xuống sàn bẩn, phát hiện xác chuột chết, công nhân không được trang bị bảo hộ.
(CLO) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa tại các quận Hải Châu, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.
(CLO) Hai ông lớn ngành taxi tại Mỹ chuẩn bị triển khai taxi tự lái tại Austin và Atlanta, đánh dấu bước ngoặt lớn trong ngành xe taxi công nghệ.
(CLO) Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên.
(CLO) Giải báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIII năm 2024, có 40 tác phẩm được công nhận, gồm: 4 giải A, 8 giải B, 12 giải C và 16 giải khuyến khích thuộc 4 thể loại.
(CLO) Hội An vừa đề xuất miễn phí tham quan khu phố cổ đối với đại biểu có ký kết hoặc có mối quan hệ hợp tác, giao lưu với thành phố và tỉnh.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài, quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hoá; hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.
(CLO) TikTok đối mặt lệnh cấm tại Mỹ, ảnh hưởng 170 triệu người dùng và 7.000 nhân viên. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ quyết định số phận ứng dụng TikTok trong tuần này.
(CLO) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân (CAND) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
(CLO) Ngày 7/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia, Hoa Kỳ.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, chủ trương của Trung ương về sắp xếp bộ máy là đảm bảo "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xác định là một trong những cơ quan gương mẫu đi đầu, với tinh thần như vậy, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo và kết quả triển khai được Bộ Chính trị ghi nhận, đánh giá cao.
(CLO) Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài, quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hoá; hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời nhấn mạnh ngành Nội vụ thành phố cần tham mưu các giải pháp để cán bộ, công chức, viên chức không bị quá tải, đặc biệt trong bối cảnh khối lượng công việc lớn và lực lượng còn mỏng.
(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế xanh, kinh tế số để hướng tới mục tiêu tăng trưởng với chất lượng cao nhất, mạnh mẽ và bền vững nhất. Do đó cần làm rõ nội hàm, các yếu tố thúc đẩy để đạt được nền kinh tế xanh, kinh tế số.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 (tháng 2/2025) theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.
(CLO) Trong năm 2024, qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các tổ chức Đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án lớn, vụ việc phức tạp.
(CLO) Thanh tra tỉnh An Giang vừa công khai Kết luận thanh tra số 11/KL-TTT ngày 19/12/2024 về việc chấp hành pháp luật đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Châu Phú và việc thực hiện dự án Khu dân cư Vịnh Tre.