(CLO) Ngày 7/12, tại Nhà Quốc hội, thẩm tra sơ bộ Báo cáo số 726/BC-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh nhằm bảo đảm tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.
Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ thanh tra, có rất nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do đó, khi chức năng, nhiệm vụ này có sự thay đổi trên cơ sở hệ thống pháp luật về thanh tra đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế dẫn đến cũng kéo theo chức năng, nhiệm vụ về xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh này cũng có sự thay đổi theo.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, công tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương gặp phải một số khó khăn. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, ngày 17/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Nghị quyết số 20/NQ-CP); trong đó, Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp sau khi các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể (Mục 3 Nghị quyết số 20/NQ-CP).
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã nêu rõ các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm chức danh.
Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu nhấn mạnh, thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đồng thời việc triển khai thực hiện quy định của Luật Thanh tra năm 2022 đã dẫn đến việc thay đổi nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, từ đó phát sinh một số khó khăn trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Vì vậy, các ý kiến đều tán thành việc cần phải sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra để bảo đảm tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị, hiện nay các cơ quan đang thực hiện chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo chủ trương của Trung ương, sau khi thực hiện sắp xếp, chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan sẽ có sự thay đổi. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra nên cân nhắc về thời điểm thực hiện đảm bảo phù hợp, đồng bộ.
Về cơ sở pháp lý, theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 “Trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Do đó, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi sửa đổi, bổ sung các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do có sự thay đổi và nhiệm vụ, quyền hạn là bảo đảm cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền theo quy định của luật.
Về nội dung cụ thể, đối với các chức danh trước đây có thẩm quyền xử phạt và thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về thanh tra chuyên ngành), nhưng theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, các ý kiến tán thành đề xuất của Chính phủ bỏ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 chức danh gồm: Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại; Chủ tịch Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Chi cục trưởng Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế.
Các đại biểu cho rằng, xử phạt vi phạm hành chính là công cụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước (trong đó có hoạt động thanh tra), giúp cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn. Vì vậy, cơ bản tán thành việc tiếp tục giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh tại các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính được kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Đối với những cơ quan, tổ chức không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, mà chỉ là cơ quan tham mưu (như các Chi cục thuộc Sở trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu trên), đề nghị cân nhắc việc tiếp tục giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, vì các cơ quan tổ chức này không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và cũng không trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước thì khó có cơ sở để phát hiện hành vi vi phạm hành chính; trường hợp, qua hoạt động mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì các cơ quan, tổ chức này có thể chuyển hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt, do đó vẫn bảo đảm việc xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính.
Kết luận nội dung phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại phiên họp các ý kiến đều tán thành sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với phân cấp phân quyền, giảm bớt các thủ tục hành chính không hiệu quả. Đồng thời, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi sửa đổi, bổ sung các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do có sự thay đổi và nhiệm vụ, quyền hạn là bảo đảm cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền theo quy định của luật.
(CLO) iOS 18.2 mang đến tính năng Genmoji cho phép tạo biểu tượng cảm xúc độc đáo từ mô tả văn bản. Cập nhật này cũng tích hợp ChatGPT vào Siri và cải tiến Apple Intelligence.
(CLO) Samsung có thể quay lại sử dụng chip Exynos cho dòng Galaxy S26 vào năm 2026, thay vì chỉ dùng Snapdragon, nhờ vào giải quyết các vấn đề năng suất và chi phí.
(CLO) ChatGPT gặp sự cố toàn cầu, khiến người dùng không thể truy cập dịch vụ. Tính năng tích hợp Siri trên iOS 18.2 cũng bị ảnh hưởng, OpenAI đang khắc phục sự cố.
(NB&CL) Sau một mùa hè ảm đạm, nửa sau năm 2024 phòng vé Việt sôi động trở lại với những thành công bất ngờ của dòng phim kinh dị. Trong năm 2024, nhiều bộ phim kinh dị vươn lên dẫn đầu danh sách phòng vé và rời rạp với doanh thu trăm tỷ. Cơn sốt phim kinh dị Việt chỉ là trào lưu nhất thời hay là một xu hướng bền vững?
(CLO) Sáng 12/12, trong lúc đi tuần tra, Công an xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã kịp thời phát hiện và cứu một thanh niên đang điều khiển xe máy bị nước cuốn trôi.
(CLO) Google Pixel 9a sắp ra mắt với chipset Tensor G4, màn hình 6.285 inch 120Hz, camera 48MP, pin 5.100mAh, và hỗ trợ sạc nhanh. Giá khởi điểm 499 USD, ra mắt vào tháng 3.
(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?
(CLO) Mưa lớn đã khiến khối lượng đất đá đổ xuống khu vực đèo An Khê nối giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Lượng đất đá đổ xuống đã bịt lối thoát nước, khiến cho lòng đường bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông suốt nhiều giờ.
(NB&CL) Thanh tra đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 02 dự án, công trình. Thanh tra tỉnh Hải Dương đã chỉ rõ nhiều vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện…
(CLO) Sáng nay (12/12), không khí lạnh mạnh đã bao trùm miền Bắc. Tại Hà Nội, sáng sớm nhiệt độ xuống còn 16 độ C, nhiều người dân đã phủ kín quần, áo ấm... khi ra đường.
(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
(CLO) Google giới thiệu Gemini 2.0 và tính năng 'Nghiên cứu sâu' giúp tự động tìm kiếm, tổng hợp thông tin, tạo báo cáo chi tiết, tiết kiệm thời gian cho nghiên cứu.
(NB&CL) Cùng với việc thay đổi tên, từ Việt Nam giải phóng quân - lực lượng thống nhất từ các Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Trung đội Cứu quốc quân - tới Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), và Quân đội nhân dân Việt Nam (từ năm 1950), quân đội ta đã không ngừng lớn mạnh, có những bước phát triển vượt bậc về lực lượng, từ những đội quân nhỏ bé.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả, các chức năng, nhiệm vụ không bỏ, thậm chí có những nhiệm vụ phải tăng cường. Đặc biệt, trong quá trình hoàn thiện, sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống "chạy chọt", chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin cho.
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái điều động ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mù Cang Chải đến nhận công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để bổ nhiệm chức Giám đốc.
(CLO) Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết liệt, khẩn trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW. Khẩn trương hoàn thành theo thời hạn cụ thể trong tháng 12 năm 2024 các công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
(CLO) Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
(CLO) Sắp xếp bộ máy theo tinh thần “người đi theo việc”, sau khi sắp xếp, bộ máy phải gọn nhẹ hơn, chi tiêu ít hơn, hoạt động hiệu quả hơn trước – đó là yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra. Việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đang được dư luận, cử tri quan tâm trong những ngày qua.
(CLO) Chính phủ quy định từ ngày 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.
(CLO) Mới đây, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 1541/QĐ-TTg thành lập Khu công nghệ cao Hà Nam. Khu công nghệ cao trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có quy mô diện tích 663,19 ha thuộc địa bàn các xã: Trần Hưng Đạo, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Xuân Khê và Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thí điểm phân cấp cho UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng).