Đề xuất xem xét hỗ trợ, bình ổn giá với SGK

Thứ bảy, 16/05/2020 17:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quốc hội sẽ xem xét đưa sách giáo khoa trở thành một mặt hàng được hỗ trợ, bình ổn giá, trợ giá, bởi nếu không được tăng giá thì các nhà xuất bản sẽ không làm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TL

Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TL

Chiều 16/5, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ chưa thể xây dựng bộ sách giáo khoa theo yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn sách giáo khoa nên tới thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo mời thầu, các nhà xuất bản đã có một số bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được chuẩn bị gần như hoàn tất, sẵn sàng để thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng. Do đó, sau 2 lần tổ chức đấu thầu vẫn không đạt kết quả theo mục đích đặt ra.

Trong khi đó, với chủ trương xã hội hóa, đến nay đã có 5 bộ sách lớp 1 của 3 nhà xuất bản uy tín trong ngành Giáo dục và Đào tạo được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ban hành sử dụng phục vụ cho năm học 2020-2021 sau khi đã được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia Thẩm định sách giáo khoa.

Hiện nay, các nhà xuất bản đang tiếp tục hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 để thẩm định trong năm nay; tiếp tục biên soạn sách giáo khoa các lớp còn lại để thẩm định trong các năm tiếp theo, đáp ứng lộ trình thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và trường hợp đã có ít nhất một bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thì Bộ sẽ không tổ chức biên soạn một bộ sách sử dụng ngân sách nhà nước.

Đối với khoản kinh phí 16 triệu USD (vốn vay Ngân hàng Thế giới và 1 triệu USD vốn đối ứng) dự kiến dùng cho việc biên soạn sách giáo khoa, hiện vẫn trong tài khoản của Ngân hàng Thế giới.

Phát biểu về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, nếu xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa không đạt được một bộ sách hoàn chỉnh từ lớp 1 đến lớp 12 thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng hoàn chỉnh một bộ sách giáo khoa để dự phòng trường hợp trên.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định, Nghị quyết số 88/2014/QH13 là chủ trương đúng đắn, theo đó, bộ sách giáo khoa của nhà nước sau khi được biên soạn sẽ là nền tảng để thẩm định các bộ sách xã hội hóa. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên đưa vấn đề này ra Quốc hội xem xét có cần thiết xây dựng bộ sách giáo khoa của nhà nước hay không.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu vấn đề, sách giáo khoa xã hội hóa hiện nay không được tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, có nên xem xét đưa sách giáo khoa trở thành một mặt hàng được hỗ trợ, bình ổn giá, trợ giá hay không, bởi nếu không được tăng giá thì các nhà xuất bản sẽ không làm.

Kết luận vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa và thực hiện nội dung Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị tiếp tục làm tốt việc thẩm định sách giáo khoa; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của phụ huynh học sinh trong xây dựng sách giáo khoa; đề cao vai trò của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kiểm tra, hướng dẫn các trường chọn sách giáo khoa…   

Minh Châu

Tin khác

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục