Honda HR-V 2025 chính thức ra mắt, giá thấp hơn đời trước, có thêm bản hybrid
(CLO) Mẫu xe gầm cao Honda HR-V lần đầu trang bị công nghệ hybrid tại Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới trên bản nâng cấp 2025.
Theo dõi báo trên:
Tìm đến phố Thụy Khuê, thuộc quận Tây Hồ (TP Hà Nội), chúng tôi hỏi di tích lịch sử đền Cố Lê thì người dân địa phương chỉ đi theo hướng Thụy Khuê - Phùng Hưng, gần cuối con đường Thụy Khuê thì ở đó là địa chỉ cần tìm. Khi đi sâu vào trong ngõ nhỏ 124, Đền Cố Lê - ngôi đền cổ cũ nát hiện rõ trước mắt chúng tôi.
Phía trước cổng đền Cố Lê có nhiều họa tiết được chạm trổ hoa văn thời xưa, mang đậm nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, do có niên đại gần 200 năm nên đến nay ngôi đền trông khá cũ nát, rêu phong mọc tùm lum.
Trước cổng dich tích lịch sử Đền Cố Lê được người dân treo biển trang trọng - Ảnh: Đình Trung
Để vào sâu bên trong di tích lịch sử đền Cố Lê, chúng tôi phải nhờ tới ông Nguyễn Khắc Liệp (73 tuổi), hiện đang là Tổ trưởng tổ dân phố và cũng là người trông coi di tích lịch sử đền Cố Lê. Theo lời kể của ông Liệp thì đền Cố Lê (hay Cố Lê tiết nghĩa tự) được xây dựng từ thời vua Tự Đức (giai đoạn 1848-1883). Ngôi đền cổ này bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 1857 (tức năm Đinh Tỵ) và chính thức hoàn thành năm 1860 (tức năm Canh Thân). Sau thời gian thờ phụng, mãi đến năm 2009 ngôi đền Cố Lê mới được nhà nước trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố.
Cũng theo ông Liệp, ngôi đền cổ Cố Lê này có diện tích mặt sàn khoảng 230m2. Ngôi đền được thợ hồ thiết kế 5 gian, bố cục đúng kiểu truyền thống "Trùng thiềm điệp ốc" - đây là một trong kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với cấu tạo nhà kép hai mái trên một nền.
Ông Liệp cho biết: "Thông tin về ngôi đền Cố Lê tôi chỉ được nghe các cụ thời xưa kể lại, truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Tới thế hệ tôi là đời thứ 3 nên nhiều thông tin tôi cũng không thể nhớ hết được. Nhớ gì thì chia sẻ cho các con các cháu, hay các cánh phóng viên báo chí thôi".
Khi chúng tôi hỏi về việc thờ phụng tại đền Cố Lê, ông Liệp mỉm cười tâm sự: "Hiện ở ngôi đền Cố Lê này thờ tất cả 33 người (trong đó có 23 vị trung thần tiết nghĩa được thờ ở gian chính và 10 vị tòng từ được thờ ở 2 gian cánh gà). Một lưu ý là trong số những người được thờ tại đây thì có 12 người mang họ Nguyễn, họ Lê có 8 người và 8 người họ Trần, ngoài ra là một số người mang họ khác.
Ông Nguyễn Khắc Liệp (73 tuổi) - người dân sinh sống cạnh đền, người trông coi đền đang làm nhiệm vụ quét dọn - Ảnh: Đình Trung
X
Ông Liệp không những cho chúng tôi biết về không gian thờ phụng, mà ông còn phân tích tỉ mỉ về linh vị của nhiều người. Trong đó phải kể đến linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh (đặt thụy là "Trung Nghị"). Hai bên cánh gà là lần lượt là linh vị của 11 quan văn và 11 quan võ, thuỵ là "Trung Mẫn". Ngoài ra, 10 vị tòng tự cũng được lần lượt thờ ở cả hai phía.
Nghe những lời tâm sự của ông Liệp, chúng tôi hiểu nhiều hơn về văn hóa đền, chùa Việt Nam, đặc biệt là hiểu sâu về các linh vị được đặt tại đền Cố Lê.
Ông Liệp chia sẻ: "Người dân Thụy Khuê vẫn luôn bày tỏ lòng kính trọng, luôn ý thức bảo vệ ngôi đền cổ được các cụ thời xưa để lại. Vào những ngày Rằm, Mồng 1, ngày 14 hay ngày 15 Âm lịch hàng tháng, người dân Thụy Khuê lại tập trung trước đền quét dọn, nấu cỗ nhộn nhịp và thắp hương".
Ông Liệp nói tiếp, ngôi đền Cố Lê nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân Thụy Khuê, thậm chí nhiều người dân quận khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng tới đây để quét dọn, thắp hương. Tuy nhiên, ở hiện tại ngôi đền cổ niên đại gần 200 năm tuổi đang ngày một xuống cấp trầm trọng.
Câu chuyện về di tích lịch sử đền cổ Cố Lê được ông Liệp kể lại đầy cảm xúc, từ lịch sử tạo dựng cho đến tận bây giờ khiến chúng tôi bị cuốn theo câu chuyện. Tuy nhiên, khi phóng viên Báo Nhà báo và Công luận hỏi, ngôi đền Cố Lê xuống cấp trầm trọng như hiện tại, liệu người dân địa phương đã có ý kiến lên chính quyền xin phép duy tu, ông Liệp cho biết: "Cách đây hàng chục năm về trước, đền Cố Lê từng bị chiếm dụng. Tuy nhiên, người dân Thụy Khuê đã kịp thời phát hiện và báo cáo chính quyền nên đã kịp thời ngăn chặn. Song mãi đến năm 2018, di tích lịch sử đền Cố Lê mới được trả lại cho người dân quản lý".
Suốt thời gian dài hơn chục năm bị chiếm dụng, nên chính những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ tới cơ sở vật chất tại ngôi đền cổ này. Hiện nay toàn bộ cơ sở vật chất bên trong đền Cố Lê đã hoang tàn. Toàn bộ phần cột dựng chống ngôi đền đã mục nát hoàn toàn, cột kèo, xà gồ và đòn tay đỡ ngói đã mủn xỉn, vỡ nát. Nếu không được bổ sung thêm bằng bộ khung chống bằng kim loại, di tích lịch sử niên đại gần 200 năm tuổi này khó có thể tồn tại được tới thời điểm này.
Theo quan sát, riêng phần mái của ngôi đền đã hư hại nghiêm trọng, thậm chí một số chỗ bị rơi rụng tạo thành lỗ hỏng lớn trên trần nhà. Ông Liệp kể lại, vào những ngày mưa bão, nước mưa sẽ chảy theo các lỗ lớn này rơi trực tiếp xuống sàn nhà, kèm theo mủn của gỗ khiến ngập úng, ẩm mốc. Thậm chí, một số đoạn trần nhà dài khoảng 2m bị sụt đổ hoàn toàn, treo lơ lửng một bên gây nguy hiểm cho người dân mỗi khi đến hương khói.
Mặt tường trước kia được phủ lớp sơn trắng sáng đến nay đã bay màu hoàn toàn, thay vào đó là một lớp rêu xanh, nhiều chỗ vẫn trong giai đoạn bong tróc tạo cảm giác ghê rợn. Sự xuống cấp trầm trọng từ những cơ sở vật chất đền Cố Lê khiến không gian nơi đây thêm xơ xác hơn.
Ông Nguyễn Khắc Liệp cho biết, ngôi đền Cố Lê được công nhận là di tích lịch sử vào năm 2019 và phải hai năm sau tức năm 2021 mới được duy tu. Phía chính quyền địa phương cũng yêu cầu ông động viên những hộ gia đình nằm cạnh đền để hoạt động tu sửa, tôn tạo diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, năm 2021 cũng là thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, kế hoạch tu sửa này bị hoãn lại cho đến bây giờ. Có thời điểm những người bên dự án từng tới đền Cố Lê khảo sát nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo gì thêm.
Nhờ sự đóng góp của người dân Thụy Khuê mà di tích lịch sử cấp thành phố đền Cố Lê đến nay mới tạm thời được gia cố thêm khung kim loại (sắt) để chống đỡ toàn bộ hệ thống mái mục nát. Đồng thời, phần mái cũng được bổ sung thêm các tấm nhựa đảm bảo chất lượng để chống nước nhỏ giọt xuống sàn nhà gây ngập úng, mất vệ sinh nơi thờ phụng.
"Tôi mong các cấp chính quyền địa phương, sớm duy tu, sửa chữa di tích lịch sử đền Cố Lê để mau được hoàn thiện, để người dân tới đây hương khói phần nào bớt lo lắng hơn và không gian thờ phụng trông sạch sẽ, tâm linh hơn thôi", ông Liệp nói.
Cô Thu Trang (Thụy Khuê, quận Tây Hồ) - người dân sống gần đền Cố Lê bày tỏ sự mong muốn: "Vào dịp Mồng 1, ngày Rằm, ngày 14 và ngày 15 hàng tháng, người dân tới đền Cố Lê hương khói cũng nhiều. Mà tình cảnh hiện tại của ngôi đền thật sự rất xót xa. Tôi mong các cấp chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ sửa chữa cho chắc chắn hơn, để người dân yên tâm hơn khi tới đền. Đặc biệt, tôi cảm thấy rất vui và tâm hồn thoải mái khi sinh sống ở trong khu phố có đền Cố Lê. Tôi tự hào khi nơi đây được nhà nước chứng nhận là di tích lịch sử cấp thành phố".
(CLO) Mẫu xe gầm cao Honda HR-V lần đầu trang bị công nghệ hybrid tại Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm nhiều tính năng mới trên bản nâng cấp 2025.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Festival Phở năm 2025 nhằm quảng bá hình ảnh Phở Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) UBND xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản liên hiệp quốc tế Elites Việt Trung, đóng tại xã này.
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Festival Phở năm 2025 nhằm quảng bá hình ảnh Phở Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Một số hoạt động trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ tạm hoãn vào 2 ngày quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tối 3/4, tỉnh Thanh Hoá long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.