(NB&CL) Sinh viên ra trường không đủ kỹ năng, không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong khi nhà tuyển dụng không tìm được người lao động như mong muốn, đó là thực trạng của đào tạo giáo dục đại học trong nhiều năm qua.
Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tỷ lệ 66% học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển đại học. Việc nhiều thí sinh không mặn mà học đại học có xuất phát từ nhiều nguyên nhân như điều kiện kinh tế khó khăn, rào cản học phí… bên cạnh đó còn có việc nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, làm việc trái ngành, thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống. Thậm chí, nhiều học sinh có tư duy thà đi xuất khẩu lao động còn hơn đi học đại học.
Thực trạng trên phản ánh một vấn đề đó là chất lượng đào tạo trong các trường đại học chưa đạt, việc định hướng nghề nghiệp còn mông lung. Đặc biệt, trong đào tạo giáo dục đại học và cao đẳng hiện nay mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn nhạt nhòa, nhiều nơi còn nặng tính hình thức, chưa đạt như kỳ vọng. Đây cũng là nguyên nhân số sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành, thu nhập không ổn định.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền (thành viên Ban kiểm duyệt tạp chí nghiên cứu quốc tế International Journal of Training Research, London; thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA); thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia).
+ Thưa ông, hiện nay, mô hình doanh nghiệp liên kết với đào tạo đang được đẩy mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả như ý muốn. Đa số sinh viên ra trường vẫn tự tìm việc và công việc trái ngành, trong khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về lao động lại không tìm được người như ý muốn? Ông đánh giá như nào về thực trạng trên, theo ông đâu là nguyên nhân?
- Thực trạng trên là mặt trái của giáo dục hiện nay. Giáo dục đang có tình trạng phục vụ cho mục đích hướng người học theo đuổi con đường bằng cấp cao thay vì phục vụ cho nhu cầu lao động đa dạng của thực tế thị trường lao động đòi hỏi.
Bên cạnh đó, với tình trạng quan liêu trong quản lý sẽ gây cản trở cho quá trình tiếp cận và hội nhập thực chất với các tiêu chuẩn của giáo dục quốc tế. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người học mà còn tạo ra sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cần thiết để đảm bảo sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
Cho dù trong những năm gần đây chúng ta đã ban hành một số chính sách để thúc đẩy tự chủ cho giáo dục đại học nhưng nó chỉ giúp giải quyết phần ngọn cho thực trạng trên. Thực tế, theo một số khảo sát nghiên cứu gần đây cho biết tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra làm trái ngành chiếm trên 24% nhưng cá nhân tôi cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều.
Cần sớm định hướng nghề nghiệp một cách có hệ thống
+ Thưa ông, ở các nước phát triển như Úc thì sự kết hợp này như thế nào? Liệu có mô hình chuẩn để có thể áp dụng rộng rãi không?
- Ở Úc, học sinh được hướng nghiệp từ đầu bậc THCS. Ở bang Victoria (VIC) là một ví dụ. Ở bang này, việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ được đưa vào từ những năm học đầu tiên của cấp hai trong chương trình giáo dục học.
Cơ quan phụ trách giáo dục của bang VIC đã có quy định chương trình này và có tất cả 6 bước để giúp các bạn trẻ phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Trong mỗi bước như thế được chia làm 3 giai đoạn: Phát triển bản thân: học sinh sẽ hiểu về chính bản thân mình, phải tự mình tích lũy kinh nghiệm và thành tích cho mình, tìm cách phát triển khả năng của chính mình. Thăm dò nghề nghiệp: học sinh sẽ phải xác định, khám phá và đánh giá các cơ hội trong quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Quản lý nghề nghiệp: Học sinh phải thực hiện và điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của bản thân, quản lý các lựa chọn, các thay đổi và chuyển tiếp trong cuộc đời của họ. Mỗi bước được lồng ghép vào từng cấp lớp từ lớp 7 đến lớp 12. Chương trình được xây dựng giúp người học có được những kỹ năng cần thiết để lập và thực hiện kế hoạch nghề cho tương lai, phát triển các kỹ năng và khả năng của bản thân để tìm, duy trì và phát triển nghề nghiệp bản thân trong một thị trường lao động tuy rộng lớn nhưng rất cạnh tranh.
Bên cạnh đó, những học sinh kết thúc lớp 10 có thể chuyển hướng qua học nghề thay vì tiếp tục học lên cao. Ở các trường nghề, học sinh được học 70% lý thuyết ở trường và 30% thực hành tại doanh nghiệp. Ngoài ra, có một hình thức đào tạo khác nhằm linh hoạt trong việc cung cấp nguồn nhân lực thiếu hụt của các doanh nghiệp đó là hình thức đào tạo tại doanh nghiệp. Hình thức này người học vừa được học nghề vừa vẫn được nhận lương theo quy định. Nếu cần bằng cấp thì dựa trên số thời gian người học việc được đào tạo để được cấp các chứng chỉ và bằng cấp tương đương như người học ở trường. Bằng này được công nhận trên toàn Úc.
Ở Úc, mối gắn kết giữa doanh nghiệp và các nhà trường rất chặt chẽ. Các sinh viên trong quá trình học được dành một khoảng thời gian để thực tập tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi tốt nghiệp Chính phủ Úc thường có chương trình thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp làm quen với môi trường làm việc thực tế, qua đó trau dồi thêm các kỹ năng nghề nghiệp thực tế mà nhà trường không thể cung cấp.
Bộ Giáo dục Úc ở các bang luôn có một kênh thu thập phản hồi từ những người tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo để nắm thông tin về tình trạng việc làm, cũng như đánh giá của người học về chất lượng đào tạo của cơ sở mà họ được đào tạo.
Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa
+ Để thực hiện tốt vai trò đào tạo cung ứng nguồn nhân lực tốt cho thị trường lao động thì các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cần làm gì? Theo ông đâu là nút thắt cần phải khắc phục?
- Thực trạng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp và làm trái ngành, thậm chí phải đào tạo lại cho thấy cần phải có sự cải cách mạnh hơn nữa đối với hệ thống giáo dục hiện nay. Trước hết cần phải sớm xây dựng và ban hành khung hướng nghiệp cho học sinh từ sớm ngay đầu lớp 6.
Tạo ra sự gắn kết, thống nhất và xuyên suốt cho người học trong việc hướng nghiệp, chọn nghề và tham gia vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Có sự phân bổ nguồn nhân lực ở các lĩnh vực một cách có khoa học đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và thị trường lao động nhằm đảm bảo một thị trường lao động ổn định, và bền vững. Không để xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phải gắn nhu cầu của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo hay nói cách khác phải cho doanh nghiệp được tham gia vào quá trình đào tạo, có như vậy mới tránh được tình trạng đào tạo lại như hiện nay.
Cuối cùng và không kém phần quan trọng là cần phải đổi mới và cập nhật lại các chương trình và môn học hiện nay ở cả cao đẳng và đại học. Nhiều chương trình và môn học đã quá lỗi thời không còn phù hợp với thị trường lao động hiện nay.
(CLO) Những ngày này, một số vườn bưởi ở phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bắt đầu bước vào mùa thu hoạch, hàng nghìn quả bưởi ngả vàng ươm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, là điểm check-in lý tưởng thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.
(CLO) Kylian Mbappe ghi bàn mở tỷ số, góp công lớn vào chiến thắng 3-0 cho Real Madrid ngay trên sân của Leganes, thuộc vòng 14 La Liga. Los Blancos chỉ còn kém đội đầu bảng Barca 4 điểm và còn 1 trận chưa đá.
(CLO) Mẫu xe Nissan Almera 2024 dự kiến ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/11 với loạt nâng cấp như gói hỗ trợ lái ADAS, kiểm soát hành trình và sạc không dây.
(CLO) Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay đã thay thế 3.425 cây xanh có tình trạng hư hại, khiếm khuyết
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023-2025.
(CLO) Trạm Cảnh sát giao thông cửa ô Hòa Hiệp (Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị lập biên bản xử phạt 2 tài xế, chủ xe đầu kéo chở hàng siêu trường không phép và không đúng giấy phép lưu thông trên Quốc lộ 1A qua địa phận TP Đà Nẵng.
(CLO) Lũ trên các sông lên nhanh, để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày hôm nay (25/11).
(CLO) Ban Quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành dân dụng và công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông báo mở thầu hai gói thầu xây lắp các tuyến thoát nước trên địa bàn Thị xã Phú Mỹ.
(CLO) Cảnh sát Thái Lan đang điều tra một tu viện Phật giáo tại tỉnh Phichit sau khi phát hiện 41 thi thể được cho là sử dụng trong các hoạt động thiền định, theo thông tin công bố ngày 24/11.
(CLO) Hiện nay, tình trạng mất cân đối cung - cầu của thị trường BĐS vẫn đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn, với nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân ngày một tăng. Trong khi đó các sản phẩm phù hợp, đáp ứng được cho nhu cầu này là nhà ở vừa túi tiền vẫn đang bị các công ty địa ốc "bỏ rơi".
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.