Đến năm 2030, có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc

Thứ năm, 02/09/2021 15:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, tăng 3.840 km so với với năm 2021.

den nam 2030 co khoang 5000 km duong bo cao toc hinh 1

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc

Ngày 1/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định, Quy hoạch xác định đường bộ là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình (dưới 300 km), hỗ trợ gom, giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác.

Hệ thống đường bộ đảm bảo kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với hệ thống đường địa phương; giữa các vùng động lực và vùng khó khăn; kết nối đến các đầu mối vận tải và quốc tế, đặc biệt là kết nối hiệu quả với các đầu mối giao thông, hạ tầng của các phương thức khác như: nhà ga đường sắt, cảng biển, cảng sông, sân bay.

Đồng thời, quy hoạch đường bộ lần này được tích hợp và đồng bộ hóa với 4 quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải còn lại, từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên đối với hệ thống đường quốc gia, danh mục các dự án đường địa phương cần thiết phải ưu tiên đưa vào quy hoạch của tỉnh để đảm bảo tính kết nối, liên thông với mạng lưới giao thông của vùng và quốc gia, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Đáng chú ý, quy hoạch ưu tiên đưa vào danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021-2030 các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia.

Trong đó, tập trung hoàn thiện tuyến đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc khu vực Nam Bộ, miền Trung - Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và các tuyến vành đai đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; với mục tiêu cụ thể đến năm 2030, có thể đưa vào khai thác khoảng hơn 5.000 km đường cao tốc như mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Quy hoạch lần này bảo đảm yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết hợp với sử dụng hiệu quả nhiên liệu trong hoạt động giao thông, nhất là giao thông đô thị để giảm thiểu ô nhiễm. Phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, bao gồm: Trục dọc Bắc Nam (2 tuyến): Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (từ Lạng Sơn - Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô 4 - 10 làn xe; Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô 4 - 6 làn xe. Khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4 - 6 làn xe; khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km, quy mô 4 - 6 làn xe; khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe. 

Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 425 km, quy mô 4 - 6 làn xe; vành đai đô thị TP Hồ Chí Minh gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 295 km, quy mô 4 - 8 làn xe. Mạng lưới Quốc lộ: gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km (tăng 5.474 km so với năm 2021), phân chia thành quốc lộ chính yếu và thứ yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III đối với đoạn đường thông thường và cấp IV đối với đoạn khó khăn.

Hệ thống đường bộ ven biển qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, tổng chiều dài khoảng 3.034 km, quy mô 2 - 4 làn xe, hướng tuyến các đoạn không đi trùng các quốc lộ, cao tốc được quyết định trong quy hoạch tỉnh. Bộ GTVT đầu tư đoạn đi trùng quốc lộ, cao tốc; các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các đoạn còn lại trước năm 2030.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông
Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho rằng, quá trình lu đường, đơn vị thi công tuyến đường Phan Bội Châu đã làm nứt tường, hư hỏng nhà dân. Nhiều hộ dân đã kéo ra công trường ngăn cản đơn vị thi công, yêu cầu bồi thường và có biện pháp an toàn mới cho tiếp tục thi công.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông