(CLO) Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định được xây dựng năm 2007, tại quê nội của ông ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.
Ngày 18/8, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2024) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Đền thờ Trương Định.
Trong không khí trang nghiêm và thành kính của buổi lễ, các đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Trương Định để tưởng nhớ, mong anh linh của ông mãi mãi sống trong hồn thiêng sông núi, mãi mãi sống với quê hương, đất nước.
Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định được xây dựng năm 2007, tại quê nội của ông ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi. Đền nằm dưới chân núi Đầu Voi, mặt quay về hướng Bắc với diện tích tổng thể là 26.668m2.
Năm 2009, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi bàn giao đền thờ cho Ban Quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ quản lý. Từ đó đến nay, đền thờ được quan tâm đầu tư, trùng tu nên ngày một khang trang.
Tại đền thờ có 3 khu chính, gồm: Khu chánh điện thờ linh vị của Anh hùng dân tộc Trương Định; Khu tiếp khách và Khu trưng bày dùng để trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Trương Định với 4 bản trích, gần 50 ảnh tư liệu, hơn 40 hiện vật và hàng chục tài liệu.
Năm 2014, Đền thờ Trương Định được tỉnh Quảng Ngãi xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Đến năm 2023, được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích cấp quốc gia.
Từ ngày mở cửa đến nay, Đền thờ Trương Định thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái cũng như tìm hiểu thêm thân thế, sự nghiệp của Anh hùng Trương Định, trở thành một trong những địa chỉ đỏ để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Anh hùng dân tộc Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung (nay là xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi). Đây là một vùng quê hiền hòa, có văn hiến lâu đời và giàu truyền thống yêu nước.
Sau khi ông rời quê hương theo cha vào Nam lập nghiệp, Trương Định trở thành thủ lĩnh kháng Pháp đầu tiên trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX.
Đang lúc phong trào kháng chiến dâng cao, ngày 5/6/1862, triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và hạ lệnh ông bãi binh, phong chức Lãnh binh An Hà (An Giang), rồi điều ông ra Phú Yên.
Đứng trước giữa lợi ích cá nhân và niềm tin của nhân dân, Trương Định quyết ở lại, kề vai sát cánh cùng nghĩa quân chiến đấu chống giặc. Tháng 2/1863, nghĩa binh đắp đàn làm lễ bái tướng, suy tôn ông làm “Bình Tây Đại nguyên soái”, tự xưng danh “Trung Thiên tướng quân”.
Ngọn cờ Bình Tây Đại nguyên soái với khẩu hiệu của phong trào “Phan - Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” tung bay khắp nơi, nhân dân tin tưởng đi theo, số lượng nghĩa quân tăng nhanh, phong trào đấu tranh chống Pháp ngày càng lớn mạnh.
Đêm 19/8/1864, nghĩa quân Trương Định bị đánh úp bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Quyết không để rơi vào tay giặc, ông rút gươm tuẫn tiết vào rạng sáng ngày 20/8/1864.
Cảm kích trước tấm lòng xả thân, sự hy sinh anh dũng của võ tướng ái quốc thương dân, phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ ngày càng mạnh mẽ. Con trai Trương Định là Trương Quyền tiếp nối chí cha, quyết tâm chống giặc, sau đó bị ám sát vào năm 1870.
Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định hy sinh nhưng tên tuổi và sự nghiệp chống giặc, giữ nước của ông mãi mãi gắn chặt với mảnh đất Gò Công, là niềm tự hào của quê hương Tiền Giang, Quảng Ngãi và cả nước.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.