Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD trong năm 2022

Thứ năm, 21/07/2022 15:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, tuy nhiên năm 2022 toàn ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, năm 2022 là thời điểm các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là nỗ lực lớn của ngành dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.

det may viet nam dat muc tieu xuat khau dat 435 ty usd trong nam 2022 hinh 1

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD trong năm 2022.

Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc với kim ngạch 16,94 tỷ USD tăng 19,5% so cùng kỳ; xuất khẩu vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất khẩu xơ sợi đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,4%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 734 triệu USD tăng 22,3%; xuất khẩu vải không dệt đạt 452 triệu USD tăng 25,5%.

Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 13,4 tỷ USD tăng 9,8% so cùng kỳ 2021. Kim ngạch xuất siêu đạt 8,86 tỷ USD, tăng 32% so với 6 tháng năm 2021.

Năm 2022 toàn ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt 43,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục thích ứng nhanh, kết cấu lại thị trường và thay đổi thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu cao từ các nước nhập khẩu.

Cũng theo VITAS, từ nay đến hết năm, ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức khi nguy cơ dịch tái bùng phát bởi các biến chủng COVID-19 mới vẫn đang hiện hữu.

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Bên cạnh đó, lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… và diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, giá bông tăng 19,1%; giá dầu thô tăng 40%; giá xăng trong nước tăng 67%; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20% – 25%.

Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, Chủ tịch VITAS ông Vũ Đức Giang cho biết, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng.

Tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang.

Với mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỷ USD trong năm 2022, ông Giang cho rằng, các doanh nghiệp dệt may phải thích ứng nhanh, kết cấu lại thị trường xuất khẩu để không quá phụ thuộc vào một vài thị trường.

Cùng đó, thay đổi thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu từ các nước nhập khẩu, điển hình như yêu cầu về nhập khẩu sản phẩm tái chế vào thị trường EU.

Được biết, thời gian qua, VITAS đã và đang thực hiện tốt vai trò kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, dần hình thành chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường xuất khẩu; phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình về năng lượng tái tạo, thiết kế, bán hàng, xây dựng thương hiệu, quản lý lao động…

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

Giá vàng miếng tăng 'nóng', SJC khẳng định không hưởng lợi

(CLO) Lãnh đạo SJC khẳng định doanh nghiệp này không hưởng lợi trong việc vàng miếng liên tục tăng giá thời gian qua. Đối với số vàng trúng thầu thành công, doanh nghiệp sẽ thực hiện bán ra thị trường ngay lập tức nhằm đáp ứng nguồn cung cho người dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

TP HCM: 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè quận 1 sau một tuần

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 16/5, ông Nguyễn Thành Phát, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1, TP HCM đã thông tin về việc thí điểm cho thuê vỉa hè tại 11 tuyến đường trên địa bàn quận.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

(CLO) Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món quà giá trị khi đổi điểm Viettel++ là những ưu đãi Viettel Telecom tung ra nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Năng lượng Qatar ca ngợi quan hệ hợp tác với Trung Quốc

(CLO) Qatar đã hứa hẹn hợp tác với Trung Quốc trong phát triển năng lượng, từ các lĩnh vực thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) truyền thống đến năng lượng tái tạo và xây dựng một đội tàu chở dầu siêu tốc, Bộ trưởng Năng lượng nước này cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

11 doanh nghiệp trúng thầu 12.300 lượng vàng SJC, giá vàng giảm mạnh

(CLO) Phiên đấu thầu vàng sáng nay có 11 đơn vị trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng SJC, giá cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, giá vàng SJC giảm mỗi chiều 400.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên sáng nay.

Thị trường - Doanh nghiệp