(CLO) Đại học (ĐH) Xây dựng Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân và loạt cơ sở giáo dục bị điểm danh trong danh sách nợ bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã thống kê danh sách đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN từ 1 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số liệu tính đến hết 30/1/2023.
Bên cạnh nhiều đại gia bất động sản, xây dựng hàng đầu, nhiều cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục cũng bị điểm danh như ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH FPT,….
Cụ thể, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân có tổng số lao động là 1.042 người. Trường nợ bảo hiểm trong 1 tháng với số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.
ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH FPT và loạt cơ sở giáo dục bị điểm danh trong danh sách nợ bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa
ĐH Kinh Tế Quốc Dân là một trong những trường hàng đầu về đào tạo kinh tế tại Việt Nam. Hiệu trưởng trường là NGƯT.GS.TS Phạm Hồng Chương.
Học phí theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) dao động trong khoảng từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học và lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm.
Đại học Xây Dựng Hà Nội với 868 lao động cũng được xác định nợ 1 tháng bảo hiểm với số nợ gần 1,9 tỷ đồng. PGS.TS Phạm Duy Hòa là Hiệu trưởng của trường.
Theo Quy định tăng học phí hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến vào năm 2023 – 2024 của trường Đại học Xây dựng sẽ áp dụng mức tăng học phí 10%. Mức học phí sau khi tăng tương đương từ 235.000 – 260.000 đồng cho 1 tín chỉ.
Trường Đại học Dược Hà Nội có 296 lao động và đã nợ bảo hiểm 1 tháng với số tiền hơn 606 triệu đồng. GS.TS. Nguyễn Hải Nam là Hiệu trưởng nhà trường.
Đến năm học 2022-2023, nhà trường đã thông báo mức thu thay đổi như sau: Đối với hệ đại trà, ngành Dược học áp dụng mức thu học phí 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm.
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội có 585 lao động. Trường nợ bảo hiểm 1 tháng với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. PGS.TS Hoàng Anh Huy là Hiệu trưởng của trường. Học phí của trường từ 297.000 đồng/tín chỉ tới 354.500 đồng/tín chỉ.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội có 176 lao động nhưng cũng đã nợ bảo hiểm 1 tháng với số tiền gần 335 triệu đồng. Hiệu trưởng nhà trường là bà Phạm Thị Hường. Hệ Trung cấp – Cao đẳng có học phí từ 690.000 đồng đến 940.000 đồng/tháng tùy theo ngành/nghề và hệ đào tạo.
Đáng chú ý, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cũng nằm trong danh sách các đơn vị nợ bảo hiểm 1 tháng với số tiền gần 434 triệu đồng. GS.TS. Lê Anh Vinh là Viện trưởng của Viện.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhận sự và tài chính theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo; đào tạo tiến sĩ; tư vấn và chuyển giao công nghệ.
Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Cao Đẳng Nghề Bách Khoa và Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội nợ bảo hiểm lần lượt 284 triệu đồng, 256 triệu đồng và 237 triệu đồng.
Một cái tên đáng chú ý trong ngành giáo dục cũng bị “bêu tên” trong danh sách nợ bảo hiểm là Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với hơn 334 triệu đồng.
Hiện mức học phí của trường dao động khoảng 500.000-600.000 đồng/tháng với hệ chuyên và 77,2 triệu đồng tới 7,8 triệu đồng/tháng với hệ hệ song bằng.
Ngoài chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhiều trường khác cũng nợ bảo hiểm hàng trăm triệu đồng trong 1 tháng như Trường THCS Giảng Võ, Trường THCS Chu Văn An, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Quang Trung Đống Đa,...
Ngoài các trường công lập, nhiều trường tư nhân cũng nợ bảo hiểm với giá trị lớn như Trường Đại học FPT, Đại học Hòa Bình,...
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.