Với nhiều cơ chế, chính sách và các biện pháp quyết liệt được tỉnh Quảng Ninh ban hành nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản trong suốt 30 năm qua, đến nay vịnh Hạ Long đã có diện mạo mới, các giá trị nổi bật toàn cầu được bảo tồn nguyên vẹn, thu hút hàng chục triệu lượt khách đến tham quan.
Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi danh lần đầu tiên vào năm 1994 về giá trị cảnh quan tự nhiên và mở rộng tiêu chí địa chất địa mạo vào năm 2000; đến năm 2009, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và năm 2011, Vịnh Hạ Lomg trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Thiên nhiên Hạ Long được công nhận vẻ đẹp ấn tượng của Top 7 Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới, Top 10 Điểm du thuyền hấp dẫn nhất thế giới, một trong số 29 Vịnh đẹp nhất được Câu lạc bộ những Vịnh thế giới xếp hạng. Ảnh: @gracesiwik.
Năm 2023, Ủy ban Di sản thế giới đã phê duyệt mở rộng ranh giới di sản thế giới Vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bà của thành phố Hải Phòng; năm 2024, Vịnh Hạ Long được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) trao tặng bằng công nhận Di sản địa chất vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.
Cùng với đó, Vịnh Hạ Long còn được nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế liên tục bình chọn nằm trong danh sách điểm đến tham quan ấn tượng trên thế giới, như 1 trong 50 Kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, 1 trong 8 nơi có vùng nước đặc biệt nhất thế giới, một trong 10 Di sản UNESCO ấn tượng nhất châu Á, một trong 10 điểm tham quan du lịch lý tưởng nhất khu vực Đông Nam Á...
Để gìn giữ, phát huy những giá trị của Di sản, năm 1995, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, đồng thời ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, cơ chế, chính sách, quy định về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản; trọng tâm là bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di sản, quản lý môi trường kinh doanh du lịch và phát triển sản phẩm du lịch...
Trong đó, nhiều giải pháp quyết liệt được triển khai đồng bộ như: Cấm đánh bắt thủy sản trong vùng bảo vệ tuyệt đối; Chấm dứt hoạt động bốc xếp, chuyển tải hàng hóa trên Vịnh Hạ Long; Di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi vùng đệm di sản; thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng (để bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái)... Cùng với đó, là đầu tư tôn tạo, theo hướng đồng bộ, hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng tàu khách tiêu chuẩn quốc tế; các công trình kiến trúc nổi bật...
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024).
Ngày 14/12, tại Lễ kỷ niệm 30 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024) bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã phát biểu, nhấn mạnh: Sau 30 năm được vinh danh, giờ đây, vịnh Hạ Long đã có một diện mạo mới, các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản được bảo tồn nguyên vẹn; các tiềm năng thế mạnh được phát huy; bộ máy, cơ chế, chính sách trong quản lý, bảo vệ di sản từng bước được củng cố, hoàn thiện tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long một cách toàn diện, bền vững.
Vịnh Hạ Long ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; thực sự trở thành thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh, Việt Nam và của thế giới. Trong 30 năm qua, đã có khoảng 57 triệu lượt khách tham quan vịnh, đem về nguồn thu trên hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Một cảnh hoàng hôn trên vịnh Hạ Long, không gian đầy huyền ảo, thơ mộng và lãng mạn. Ảnh: @moritzschlieb.
Những con số đặc biệt về Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận, với 2 tiêu chí được vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (gồm: tiêu chí VII về cảnh quan thẩm mỹ và tiêu chí VIII về địa chất địa mạo); 3 nền văn hóa trên vịnh Hạ Long (gồm: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long); 4 giá trị nổi bật toàn cầu và tiêu biểu của vịnh Hạ Long (gồm: thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa).
Vịnh Hạ Long có 5 cụm điểm lưu trú nghỉ đêm; 7 Di chỉ khảo cổ đã được nghiên cứu, phát hiện; 8 Hành trình tham quan du lịch; 15 loài thực vật đặc hữu; 33 cảnh, điểm đang khai thác, phục vụ khách tham quan; 42 Tùng; 69 Hang động (đã được phát hiện); 81 Áng và 193 Bãi cát trên vịnh Hạ Long. Vịnh có diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ với 3.000 loài động thực vật trên Vịnh Hạ Long.
Trong 30 năm qua, vịnh Hạ Long đã thu hút 56,870 triệu lượt khách đến tham quan, trong đó có 30,74 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu (thu phí tham quan Vịnh Hạ Long) đạt 4.211 tỷ đồng.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.