Di sản văn hóa dân tộc được tái hiện qua Triển lãm "Dấu xưa văn hiến"

Thứ hai, 26/12/2022 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám kết hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm "Dấu xưa văn hiến", để giúp du khách trong và ngoài nước có dịp chiêm ngưỡng những di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

Cụ thể, Triển lãm "Dấu xưa văn hiến" được tổ chức với mong muốn trở thành một không gian sáng tạo của Thủ đô Hà Nội - một trong những thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; đồng thời tăng cường phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và bảo tồn, tôn vinh di sản văn hóa của dân tộc với bạn bè quốc tế.

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 1

Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: BTC

Tại lễ khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Vân Anh - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: "Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi kết tinh những giá trị văn hiến của dân tộc gắn với đạo học, với ngôi trường Quốc học đầu tiên của Việt Nam.

Tất cả những giá trị sâu lắng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt với những nghệ sĩ mong muốn tạo nên các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống đương đại, song vẫn mang đậm những dấu ấn xa xưa. Đó cũng là một xu hướng tất yếu khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang hướng tới trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa, một không gian sáng tạo của thành phố Hà Nội.

"Dấu xưa văn hiến" cùng với nhiều triển lãm, trưng bày khác được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ đem lại cho khu di tích một sức sống mới, một diện mạo mới. Đó là cách tốt nhất để phát huy giá trị di tích, nuôi dưỡng tình yêu và sự trân trọng đối với di sản quý giá mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của các thế hệ đương thời đối với những thế hệ mai sau trong việc tiếp tục bồi đắp các giá trị đương đại cho những lớp trầm tích văn hiến của dân tộc".

Họa sĩ Vũ Xuân Đông - đại diện cho nhóm họa sĩ tại triển lãm "Dấu xưa văn hiến" chia sẻ: "Đây là một giấc mơ từ khi còn nhỏ nhưng cho đến tận bây giờ chúng tôi mới thực hiện được nên chúng tôi rất xúc động. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng có một số khó khăn như làm thế nào có thể tương tác, nghĩ xem phải khai thác khía cạnh nào của di sản và khi tạo ra tác phẩm phải làm sao để tác phẩm không bị khô cứng nhưng cũng không lãng mạn bay bổng quá. May mắn cho chúng tôi là nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của đội ngũ nhân viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Từ đó, chúng tôi được nghiên cứu kĩ hơn, sâu hơn về điêu khắc, hoa văn và các nội dung bên trong để có thể thực hiện tác phẩm. Và với tình yêu của chúng tôi với Hà Nội cũng như với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nên mỗi người chúng tôi đã cố gắng hết mình để tạo ra những tác phẩm tốt nhất đem đến cho công chúng thưởng thức".

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 2

Nhóm họa sĩ tại triển lãm "Dấu xưa văn hiến". Ảnh: BTC

Triển lãm giới thiệu 19 tác phẩm của 8 nghệ sĩ được sáng tác theo nhiều phong cách, chất liệu đa dạng với bút pháp mới về những giá trị văn hiến. Ví dụ như tác giả Vũ Xuân Đông với tác phẩm Cổ thư 1 và Cổ thư 2 được sáng tác trên chất liệu hộp đồng và sơn mài. Tác phẩm được trưng bày như một cuốn sách mở để người xem hồi tưởng về những giá trị truyền thống của người Việt như lễ hội, đời sống sông nước, hoa văn cổ…

Tiếp đến, tác giả Nguyễn Đức Hùng thể hiện 03 tác phẩm bằng chất liệu, thủ pháp bút sắt và khói trên giấy dó truyền thống, tạo hiệu ứng thẩm mỹ phong phú, đa dạng và mở gợi nhiều liên tưởng táo bạo, độc đáo đến người xem về thế giới. Và tác giả Phạm Hùng Anh sáng tác theo loại hình khắc gỗ với tác phẩm Bóng nước, cho công chúng thấy hình ảnh khác của Khuê Văn Các qua cách nhìn cá nhân hay hình ảnh lều và lọng gợi nên nét văn hóa xưa về khoa bảng.

Bên cạnh đó, tác giả Lê Thị Thanh tạo hình bằng bút pháp tổng hợp: in độc bản, in nổi, in lưới để người xem có thể thấy một Văn Miếu - Quốc Tử Giám đặc biệt được tạo hình bởi những hoa văn, kiến trúc tiêu biểu. Các tác giả Vũ Mười và Khúc Đình Dương lựa chọn chất liệu sơn dầu cho các tác phẩm của mình để thể hiện dấu xưa của văn hiến thông qua hình ảnh sách, di tích lịch sử hay sức sống mạnh mẽ như trong tác phẩm Mầm xuân.

Về phần mình, nhà điêu khắc Nguyễn Trường Giang tham gia triển lãm với hai tác phẩm Độc hành bằng chất liệu sắt hàn, thể hiện hình tượng con người mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại, sống động. Ngoài ra, với chất liệu acrylic, vàng thếp in trên canvas, tác giả Nguyễn Tuấn Dũng tạo nên hình ảnh Khuê Văn Các và cổng Văn Miếu giúp công chúng thấy vẻ đẹp khác của di sản...

Một số tác phẩm trưng bày trong không gian triển lãm "Dấu xưa văn hiến" tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 3

Không gian trưng bày các tác phẩm tại triển lãm "Dấu xưa văn hiến". Ảnh: Đình Trung

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 4

Tác phẩm "Cố thư" của tác giả Vũ Xuân Đông. Ảnh: Đình Trung

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 5

Tác phẩm "Những tế bào" của tác giải Ngô Thị Thanh. Ảnh: Đình Trung

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 6

Tác phẩm "Mầm xuân" của tác giả Vũ Mười. Ảnh: Đình Trung

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 7

Tác phẩm "Nhật nguyệt linh ứng" của tác giả Nguyễn Đức Hùng. Ảnh: Đình Trung

di san van hoa dan toc duoc tai hien qua trien lam dau xua van hien hinh 8

Còn nhiều tác phẩm khác được trưng bày trong không gian triển lãm "Dấu xưa văn hiến" tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: Đình Trung

Mỗi tác phẩm là một cách nhìn độc đáo về giá trị của di sản, tạo nên những xúc cảm đặc biệt đối với khách tham quan. Qua triển lãm, người xem hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc những giá trị văn hóa của các thế hệ trước lưu lại cho hiện tại và tương lai, từ đó thêm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp thêm động lực trong cuộc sống hôm nay.

Đông thời, triển lãm còn là kết tinh của niềm đam mê với di sản văn hóa dân tộc nói chung và với Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng của các họa sĩ trẻ - những người luôn đau đáu với việc gìn giữ và phát huy giá trị cho các di sản, nối tiếp mạch nguồn của văn hiến dân tộc.

Triển lãm "Dấu xưa văn hiến" mở cửa từ ngày 25/12/2022 đến ngày 05/02/2023 tại nhà Tiền đường khu Thái học, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

(CLO) Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, được nhân dân và du khách thập phương chờ đợi.

Đời sống văn hóa
Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa