Di sản văn hóa Việt dưới góc nhìn nghệ sĩ đương đại

Thứ sáu, 23/08/2024 22:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển lãm "Ngày xửa ngày xưa" là một trong những hoạt động khởi đầu của dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” do nhóm nghệ sĩ Heritage and Art thực hiện.

Chiều 23/8, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Heritage and Art (H&A) đã ra mắt triển lãm tranh, tượng “Ngày xửa ngày xưa”.

Triển lãm là cuộc ra mắt đầu tiên của nhóm H&A, gồm 16 nghệ sĩ thuộc các thế hệ 7X, 8X, 9X, có phong cách sáng tác riêng biệt và có vị trí nhất định trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.

di san van hoa viet duoi goc nhin nghe si duong dai hinh 1

Công chúng tham quan triển lãm. Ảnh: T.Du

Đây cũng là một trong những hoạt động khởi đầu của dự án “Di sản văn hóa Việt qua góc nhìn nghệ sĩ đương đại” do nhóm nghệ sĩ H&A thực hiện.

Theo Ban tổ chức, mong muốn của nhóm nghệ sĩ là qua dự án góp phần kế thừa, gìn giữ, phát triển và quảng bá di sản văn hóa Việt đến công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

Được khởi động từ đầu năm 2024, dự án đã triển khai chuỗi hoạt động: Gặp gỡ các nghệ sĩ và lên ý tưởng, gặp gỡ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu mỹ thuật có uy tín; nghiên cứu văn hóa mỹ thuật cổ và Bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...

39 tác phẩm trong triển lãm đầu tiên này được nhóm nghệ sĩ sáng tác từ năm 2024, sau các chuyến đi điền dã lấy tư liệu, các chuyến đi trực họa, những cuộc gặp gỡ các nhân vật có liên quan để tìm hiểu sâu rộng hơn về giá trị của di sản văn hóa Việt.

Các tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm "Ngày xửa ngày xưa" thuộc các lĩnh vực hội họa, đồ họa và điêu khắc với chất liệu đa dạng như: Kim loại, sơn dầu, lụa, trúc chỉ, gốm, sơn mài… Mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn tạo hình của từng nghệ sĩ và đều thể hiện tình yêu cùng niềm đau đáu với di sản.

di san van hoa viet duoi goc nhin nghe si duong dai hinh 2

Tác phẩm “Vệt ký ức 1” của tác giả Vũ Thùy Mai

Sau triển lãm tranh - tượng “Ngày xửa ngày xưa”, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động đưa nghệ thuật và di sản vào cuộc sống như: Sáng tạo nghệ thuật cùng nghệ sĩ; Di sản qua ánh mắt trẻ thơ… đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật thông qua di sản văn hóa của các vùng miền trên khắp đất nước.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 27/8.

Khánh Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

Cà Mau: Nhiều hoạt động tại lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc

(CLO) Từ ngày 10 - 25/11, lễ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) sẽ được diễn ra cao điểm với nhiều hoạt động như hội thảo khoa học; tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, tài liệu, sách báo...

Đời sống văn hóa
Gốm Mường, lạ và quen…

Gốm Mường, lạ và quen…

(NB&CL) Sau một thập kỷ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung,... họa sĩ Vũ Đức Hiếu cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu với công chúng một dòng gốm “lạ” - gốm Mường.

Đời sống văn hóa
Tây Ninh: Hàng vạn du khách dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung

Tây Ninh: Hàng vạn du khách dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung

(CLO) Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung là một trong hai lễ hội lớn nhất, diễn ra hàng năm của tín đồ Cao Đài và người dân Tây Ninh.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình 'Việt Nam kiên cường' gây quỹ ủng hộ đồng bào ảnh hưởng do bão lũ

Đặc sắc chương trình 'Việt Nam kiên cường' gây quỹ ủng hộ đồng bào ảnh hưởng do bão lũ

(CLO) Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội).

Đời sống văn hóa
Nhiều tuyến phố Hà Nội 'chật kín' người đi chơi Trung thu

Nhiều tuyến phố Hà Nội 'chật kín' người đi chơi Trung thu

(CLO) Nhiều tuyến phố tại Hà Nội trong tối 17/9 "chật kín" người đi chơi Tết Trung thu (Rằm tháng 8). Các bạn trẻ, người lớn tuổi cùng hoà chung không khí đón Tết Trung thu 2024 tạo nên không gian vui tươi, nhộn nhịp giữa lòng Thủ đô.

Đời sống văn hóa