Đi thang máy thế nào để tránh nhiễm Covid-19?

Thứ bảy, 21/08/2021 08:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thang máy luôn chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất cao từ chính ý thức sinh hoạt của con người. Là một môi trường khép kín và đông người, do đó xu hướng lây nhiễm Covid-19 qua các giọt bắn bám trên bề mặt hoàn toàn có thể xảy ra.

Sự kiện: COVID-19

Thang máy chính là nơi dễ lây nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa.

Thang máy chính là nơi dễ lây nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa.

Thang máy có nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19?

Thang máy tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao, ngay cả khi người bệnh đã ra ngoài. Các biến thể như chủng B1617 được cho là dễ lây lan hơn, ngay cả khi tiếp xúc thoáng qua với người nghi nhiễm. Bởi lẽ, thang máy là một môi trường khép kín và đông người, có nhiều bề mặt chung mà mọi người cùng tiếp xúc như nút bấm thang máy, nơi quét vân tay...

Theo các chuyên gia Y tế, nguy cơ lây nhiễm cao tại các thang máy tại công ty, tòa nhà văn phòng là rất lớn bởi vì đây là khu vực làm việc đóng kín cửa, môi trường không thoáng gió, sử dụng máy lạnh trung tâm. Không gian làm việc giữa các cá nhân khó đảm bảo khoảng cách.

Mặt khác, đặc trưng của virus corona là khi người bệnh ho, hắt hơi… sẽ theo các giọt bắn mà bám vào các bề mặt gỗ, đá, sắt, vải. Và chủng virus này có thể sống tối thiểu từ 6 giờ tới 3-4 ngày trên vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại. 

Việc lây nhiễm chéo giữa các tầng là điều hoàn toàn có thể xảy ra do đi chung thang máy, phòng họp, phòng nghỉ, căn-tin, phòng tủ khóa cá nhân, khu vực chờ, bãi đỗ xe… vì những nơi này đều là không gian kín chật hẹp.

Đặc biệt là nguy cơ tiếp xúc giữa các nhân viên càng cao vào những giờ cao điểm đi làm hoặc tan tầm.

Đi thang máy thế nào để an toàn trong mùa dịch?

Giáo sư Teo Yik Ying, Trưởng khoa Y tế công cộng Saw Swee Hock, cho biết quá trình lây truyền Covid-19 chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn và bề mặt. Do đó đeo khẩu trang đúng cách và sát khuẩn tay rất quan trọng, đặc biệt là trong môi trường kín như thang máy.

Còn theo Bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ở không gian đông người, đứng sát, không khí không lưu thông như thang máy, nhà ga, toa tàu… bạn nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc, nói chuyện.

Đeo khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn được các giọt nước bọt lớn có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc nói chuyện, hắt xì hoặc ho. Chú ý khẩu trang sử dụng một lần phải vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào. Vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus.

Nếu có thể, chúng ta nên giữ khoảng cách ít nhất 0.5 – 1m với người khác ở địa điểm công cộng, trong thang máy.

Rất nhiều chuyên gia Y tế tin tưởng rằng, hạn chế nói chuyện, tránh đụng chạm tay lên mặt, không chạm vào bề mặt, nút bấm, tay vịn thang máy sẽ giúp hạn chế phần nào nguy cơ lây nhiễm COVID-19.  Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây. 

 Tránh đi lúc đông người: Một trong những cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ môi trường thang máy là không nên vào thang lúc đang có đông người. Bạn nên bỏ qua lượt đi đó và đợi tới lượt sau vắng vẻ hơn.

Quay mặt vào trong: Nếu có thể, mỗi người đứng sát vách thang nên hướng mặt vào trong để tránh nguy cơ lây lan virus. 

 Hạn chế tiếp xúc tay: Sau khi phải dùng tay bấm nút thang máy, bạn tuyệt đối không nên lấy tay dụi mắt, mũi, vuốt tóc… hay có những tiếp xúc khác bằng tay. Một số người cẩn thận thậm chí còn dùng các dụng cụ khác để bấm nút như: đầu chìa khoá xe, tăm bông, bút bi… Tuy nhiên, nếu dùng những dụng cụ này, chúng ta phải vứt nó vào thùng rác ngay sau khi sử dụng hoặc khử khuẩn ngay sau đó.

Trang bị kính chắn giọt bắn: Hiện tại, kính chắn giọt bắn được bán rất phổ biến. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mỗi người nên trang bị cho mình một chiếc kính chắn giọt bắn để sử dụng trong những trường hợp phải đi đến nơi công cộng.

Mặc “áo mưa” cho thang máy: Những nút trên thang máy gây khó vệ sinh và đó là nơi “cư ngụ” của virus corona. Do đó, một số tòa nhà cao tầng đã bọc nilon bên ngoài bảng điều khiển, giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn.

Các màng bọc này sẽ được thay thường xuyên hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Nhưng dù dùng cách nào để ấn nút thang máy, việc rửa tay ngay sau khi dùng thang là tốt nhất.

Cần sử dụng chất khử trùng, xà phòng rửa tay ngay sau khi sử dụng thang máy. Thời gian rửa tay tối thiểu phải là 20 giây.

Đặc biệt, hãy cố gắng biết cách tự bảo vệ mình khi đi thang máy đặc biệt trong những lúc giao mùa, nhất là những lúc bệnh dịch đang bùng phát mạnh như hiện nay.

Thủy Tiên

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe