(NB&CL) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định, xe máy phải kiểm định khí thải. Theo đó từ 1/1/2025, môtô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) phải thực hiện kiểm định khí thải. Việc kiểm định khí thải được sẽ do các đăng kiểm viên của các trung tâm đăng kiểm thực hiện. Sau đó, giấy chứng nhận sẽ được cấp cho chủ xe máy khi hoàn tất thủ tục. Việc kiểm định khí thải xe máy được cho không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, mà còn nâng cao nhận thức của người dân, thế nhưng, theo chuyên gia, cần phải có cơ chế, cách thức hiệu quả…
Đã đến lúc phải kiểm soát khí thải xe máy
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), TP.HCM và Hà Nội là 2 địa phương có lượng mô tô, xe máy lớn nhất với lần lượt là 9 triệu và 7,7 triệu chiếc. Đặc biệt, lượng mô tô, xe máy cũ, trải qua thời gian sử dụng hàng chục năm chiếm một lượng không nhỏ với khoảng hơn 6 triệu chiếc ở TP.HCM và gần 3 triệu chiếc ở Hà Nội. Đây chính là nguồn phát thải vô cùng lớn ra môi trường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong nhóm phương tiện giao thông cơ giới, mô tô, xe máy chỉ tiêu thụ 56% tổng lượng xăng nhưng lại dẫn đầu về nguồn thải với 94% lượng hydro cacbon (HC), 87% lượng cacbon oxit (CO), 57% lượng nitrogen oxit (NOx)… Tất cả những loại khí thải này đang là thủ phạm chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, việc xử lý cũng như hạn chế tình trạng trên không dễ.
Xe máy xả khói trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thắng
Theo các chuyên gia về môi trường, với tốc độ phát triển nhanh chóng về lượng của mô tô, xe máy trong thời gian qua, việc kiểm định phát thải khí thải đối với các loại phương tiện này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do mô tô, xe máy đang là phương tiện đi lại của đại bộ phận người dân nên việc kiểm định đối với loại phương tiện này cần phải được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, lượng khí thải CO2 (cacbon dioxit) của Việt Nam hiện nay là 500 triệu tấn/năm. Đến năm 2030, nếu không thực hiện các biện pháp giảm phát thải, lượng CO2 có thể tăng gấp đôi lên tới 900 triệu tấn. Đây là mức độ tăng rất lớn. Trong đó có tỷ lệ lớn đến từ giao thông vận tải.
Thực tế, không ít lần cơ quan Nhà nước đưa ra chủ trương, quy định mới liên quan đến mô tô, xe máy đều gặp vướng mắc. Nhiều dự thảo, đề án được nâng lên rồi lại đặt xuống do vấp phải những yếu tố “nhạy cảm”, phức tạp. Lý do chính là xe máy hiện vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân, đáp ứng gần 90% nhu cầu đi lại trong đô thị.
Đối tượng chịu tác động mạnh nhất của quy định này sẽ là hàng triệu xe cũ đang lưu hành trên dưới 15 năm, thậm chí trên 20 năm. Sau khi kiểm định, nếu không đủ tiêu chuẩn khí thải theo quy định, số phận của những chiếc xe này sẽ xử lý ra sao? Cơ quan Nhà nước có tịch thu phương tiện hay không? Nếu chiếc xe đó là phương tiện kiếm sống duy nhất của người dân, làm thế nào để đảm bảo sinh kế cho họ? Đó là những băn khoăn được nhiều người đặt ra.
Bên cạnh đó, nếu tổ chức kiểm tra định kỳ khí thải thì phải có trạm đăng kiểm mô tô, xe gắn máy, phải có máy móc, thiết bị và con người để phục vụ hoạt động đăng kiểm, tương tự như cách làm với ô tô.
Theo đề xuất tại dự thảo luật do Bộ Công an xây dựng, xe máy sẽ phải kiểm định về khí thải. Ảnh: Phúc Bình
Kiểm định khí thải xe máy: Cần có cơ chế, cách thức hiệu quả
Theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, mô tô, xe gắn máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải. Cụ thể, Điều 42 Luật này quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ nêu rõ: Việc kiểm định đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ thực hiện kiểm định khí thải. Như vậy, kể từ khi luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2025), xe mô tô, xe gắn máy sẽ phải thực hiện kiểm định khí thải.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định việc kiểm định khí thải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phải được thực hiện tại các cơ sở kiểm định khí thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Nhìn nhận về chính sách đã nêu, không ít ý kiến cho rằng, việc kiểm định khí thải không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo dưỡng định kỳ phương tiện để đảm bảo tiêu chuẩn khí thải phù hợp cũng như nâng cao chất lượng an toàn phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông.
Thực tế, thống kê từ Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải cho thấy, giai đoạn 2005 - 2022, tăng trưởng xe máy tại nước ta đạt bình quân khoảng 9,1%/năm. Đến nay, số lượng xe máy đã đăng ký trên toàn quốc đạt khoảng 69,2 triệu xe và số xe lưu hành đạt khoảng 45,5 triệu xe.
Tại các thành phố lớn, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính. Thống kê năm 2020, xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội chiếm 84%, tại TP. Hồ Chí Minh chiếm 91% và tại Đà Nẵng chiếm 90% trong tổng số các loại hình phương tiện giao thông. Giai đoạn 2025 - 2030 xe máy vẫn sẽ là loại hình vận tải cá nhân thông dụng, phổ biến và đây cũng chính là phương tiện phát thải khí thải lớn nhất ra môi trường tại các thành phố lớn.
Theo kết quả từ 3 chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại 3 thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng cho thấy, xe trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành và xe trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn.
Thí điểm kiểm soát khí thải xe máy miễn phí cho người dân tại TP.HCM. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mục tiêu chính sách được cho là phù hợp nhằm hiện thực hóa Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ, trong đó có giải pháp triển khai kiểm soát phát thải, khí thải định kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy. Thế nhưng, từ góc độ người dân, xe mô tô, xe gắn máy hiện là phương tiện đi lại chính, là phương tiện mưu sinh của nhiều người lao động, nhất là các lao động nghèo, vì vậy, để có triển khai chính sách một cách hiệu quả, không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, chuyên gia cho rằng, lộ trình áp dụng và quy chuẩn cần đảm bảo sự phù hợp thực tế.
Góp ý về lộ trình áp dụng kiểm định khí thải xe máy, chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, chúng ta cần phải có cơ chế, cách thức làm sao cho hiệu quả, nên chăng phân loại xe chủ yếu là số km đi lại, nếu dựa vào thời hạn mua xe thì không đúng, không công bằng.
“Chiếc xe đã mua mấy chục năm, nhưng không được sử dụng thường xuyên, đi ít, khí thải không vượt mức thì không cần phải kiểm tra, thu hồi. Nếu lấy thời hạn để đo đạc thì mất thời gian, chi phí” - TS. Thủy bày tỏ.
Còn theo TS. Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đối với kiểm định khí thải xe máy, người sử dụng xe máy đa phần là người dân lao động, thu nhập thấp. Do vậy, cần có cơ chế để hỗ trợ, ưu đãi cho việc thực hiện và mức giá quy định có thể vừa phải để mọi người dân đều có thể chấp nhận được.
Đồng quan điểm, không ít ý kiến cũng cho rằng, trong lúc chờ hướng dẫn từ cơ quan chức năng, cần phải khảo sát thực tiễn để đưa ra quy định mức độ chất lượng khí thải với xe mô tô, xe gắn máy. Đồng thời có lộ trình rõ ràng, thống nhất để người dân nắm rõ quy định, nâng cao hiểu biết về việc bảo dưỡng phương tiện định kỳ nhằm bảo đảm tiêu chuẩn khí thải và nâng cao chất lượng an toàn phương tiện. Các đơn vị đăng kiểm cũng cần thời gian để kịp chuẩn bị hạ tầng, nhân lực đáp ứng nhu cầu kiểm định.
Liên quan đến vấn đề này, được biết trước đó, trong năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Hồng Hà, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về việc phối hợp xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và lộ trình áp dụng.
Trong đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành Quy chuẩn Việt Nam về khí thải và xây dựng, trình Thủ tướng ban hành lộ trình áp dụng Quy chuẩn Việt Nam về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, bao gồm cả xe mô tô, xe gắn máy.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.