(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.
Hiện tại ẩm thực đường phố Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nước ta có nhiều món ăn đường phố được xếp hạng, trong đó như bánh mì, phở, nem, chả, bún…luôn nằm trong những món ăn được yêu thích trong các bảng xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên, để phát huy những giá trị đó, trước hết vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Một quán hàng rong trên vỉa hè Hà Nội (ảnh Trinh Phúc).
Câu chuyện tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương có nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có ẩm thực đường phố sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Trịnh Văn Quyết Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Văn hóa ẩm thực đường phố và ẩm thực nói chung là một thế mạnh đặc biệt đối với du lịch của Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung.
Tại Lâm Đồng, nhằm quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đảm bảo tránh chồng chéo và bỏ sót cơ sở, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND ngày 21/02/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND, trong đó đã phân cấp cụ thể cho cho các ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Công thương, Y tế, một số ngành khác có liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã... đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt.
Theo đó, đối với thức ăn đường phố sẽ được UBND các xã, phường, thị trấn quản lý trực tiếp. Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhóm đối tượng này, các cơ quan y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các hoạt động như: Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho đối tượng là chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thức ăn đường phố được triển khai thường xuyên, liên tục như: tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã, phường, thị trấn, huy động các kênh truyền thông, tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm…
“Công tác kiểm tra đối với các cơ sở này được địa phương triển khai thường xuyên, liên tục, đặc biệt là tập trung vào các đợt cao điểm của năm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 2.887 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành chức năng các cấp đã tiến hành kiểm tra 710 cơ sở, trong đó 664 cơ sở đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, đạt tỉ lệ 93,52%” - ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ. Bên cạnh đó, nhằm quản lý tốt hơn ẩm thực đường phố, tại thành phố Đà Lạt đã phát triển mô hình khu phố ẩm thực đêm.
Câu chuyện xảy ra tại Lâm Đồng có thể bài học cho nhiều địa phương khác áp dụng. Tuy nhiên, với thực trạng ngộ độc đáng báo động hiện nay thì cần thiết phải có sự nhìn nhận tổng về công tác quản lý.
Liên quan đến công tác quản lý, theo ông Trịnh Văn Quyết, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dù đã được quan tâm, có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn một số khó khăn, bất cập.
Ông Trịnh Văn Quyết nêu: Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại một số cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, hạn chế về nghiệp vụ lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác; hoạt động chủ yếu giao cho ngành y tế. Công tác phối hợp liên ngành chủ yếu tập trung trong các dịp trọng điểm; một số đoàn kiểm tra tuyến huyện và xã chưa thực hiện nghiêm xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm...
Công tác quản lý các dịch vụ thức ăn đường phố, lưu động… còn hạn chế, do các cơ sở này không cố định, nhỏ lẻ, mang tính thời vụ. Chưa quản lý được hoạt động kinh doanh thực phẩm trên mạng xã hội, đặc biệt tại các tài khoản cá nhân (zalo, facebook, tiktok...). Việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm thực phẩm mới chỉ được thực hiện ở các cơ sở, chợ có quy mô tập trung; còn các cơ sở nhỏ lẻ chưa được kiểm soát thường xuyên do nhân sự mỏng và thiếu phương tiện.
Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng, ý thức chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của một số chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm chưa cao.
Về công tác thanh tra ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, theo Luật Thanh tra ngày 14/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm không còn chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toànn thực phẩm, không còn thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, do đó gặp khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn nhiều bất cập (chỉ phù hợp với các cơ sở chế biến các món ăn với số lượng lớn trong một bữa như bếp ăn tập thể, nhà hàng tiệc cưới, cơm đoàn...; rất khó thực hiện đối với các nhà hàng, quán ăn phục vụ nhiều món ăn với số lượng ít...).
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có một số Trung tâm kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025; tuy nhiên, do chưa có đơn vị kiểm nghiệm nào được chỉ định làm cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nên mẫu kiểm nghiệm phải gửi các đơn vị ở tỉnh khác tốn nhiều thời gian, kinh phí và không kịp thời (đặc biệt là các mẫu nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm thường có thời gian sử dụng ngắn, quy trình bảo quản phức tạp).
Quản lý chưa khoa học
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, tính riêng trong quý I, năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 16 phụ ngộ độc thực phẩm làm 637 người mắc, 6 người tử vong. Nguyên nhân được cho là do yếu tố vi sinh vật và độc tố tự nhiên.
PGS, TS Trần Đáng (Nguyên Cục Trưởng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ Y Tế - Chủ Tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Chứng Năng Việt Nam (ảnh Trinh Phúc).
Trước việc ngộ độc thực phẩm xảy ra nhiều nơi, quy mô lên đến hàng trăm người, PGS, TS Trần Đáng (Nguyên Cục Trưởng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ Y Tế - Chủ Tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Chứng Năng Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho rằng, việc để xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc, có những vụ ngộ độc hàng loạt hay xảy ra quán thức ăn đường phố, các nhà hàng, bếp ăn tập thể có nhiều nguyên nhân.
Trước hết, do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm. Ví dụ ăn bánh mì bị ngộ độc, ăn thức ăn cơm gà bị ngộ độc… Điều này, chứng tỏ sự ôi nhiễm thực phẩm quá lớn, quá phổ biến nhưng chưa thể khắc phục sớm. Ôi nhiễm này có nguồn gốc từ môi trường, từ bảo quản hoặc từ người chế biến. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân sâu xa do sự phân công cơ bản về quản lý an toàn thực phẩm.
“Trước đây mình quản lý tất cả thực phẩm là kinh doanh có điều kiện. Dù cơ sở lớn, cơ sở nhỏ mà thực phẩm trước khi lưu thông, đem ra thị trường tiêu thụ thì phải được một cơ quan chứng nhận là an toàn.
Thế nhưng, từ sau khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm nhiều quy định đã cởi mở, cơ sở sản xuất không cần phải được kiểm tra mà tự làm, tự công bố, tự kiểm tra. “Tôi nghĩ đây là điều bất cập” – ông Trần Đáng nhấn mạnh.
Theo vị này, tự giác như ở nước Nhật Bản mà thực phẩm đưa ra thị trường người ta kiểm tra rất nhiều thời gian, phải có chứng nhận. Văn minh như Châu Âu, Bắc Mỹ cũng như vậy. “Nhưng ở nước ta, trình độ dân trí, sự tự giác còn rất thấp kém mà cho tự làm, tự công bố, tự đem ra buôn bán tôi cho rằng đó là sai lầm về mặt quản lý” – ông Trần Đáng nêu ý kiến.
Với cơ chế quản lý như vậy nên chuyên gia cho rằng, khi kinh doanh người kinh doanh chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Họ bằng mọi cách có lợi nhuận với giá rẻ nhất. Ngoài ra, ông Trần Đáng cho rằng, sự phân công về quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta hiện cũng không phù hợp.
“Bộ Nông Nghiệp quản lý 9 ngành hàng cơ bản, trong đó chủ yếu các ngành hàng thực phẩm. Đáng lẽ, ngành nông nghiệp chỉ có quản lý sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Còn khi thành thực phẩm lại phải do Bộ Y tế quản lý. Nhưng mà, theo Nghị định 15, Bộ Nông nghiệp quản lý 9 ngành hàng cơ bản từ A đến Z. Bộ Công thương quản lý 5 ngành hàng cơ bản.
Còn lại Bộ Y tế, một bộ chịu trách nhiệm chính về sức khỏe nhưng chỉ quản lý nước khoáng đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm và thực phẩm chức năng trong khi thực phẩm thông thường lại không quản lý” – ông Trần Đáng nêu.
Trong vụ ngộ độc ở Đồng Nai vừa rồi, bàn về chức năng quản lý thì pa-tê do Bộ Nông nghiệp quản lý, còn bột mì do Bộ công thương quản lý nhưng đến khi xảy ra ngộ độc cán bộ y tế lại vào điều tra, tìm nguyên nhân. “Tôi cho rằng, sự phân công như hiện nay chưa hợp lý về quản lý chuỗi thực phẩm” – Nguyên Cục Trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm nhận định.
Cũng theo chuyên gia này, hiện nay rất lơi lỏng chế độ an toàn thực phẩm, quy tắc về an toàn thực phẩm. Do sự phân công, Bộ Y tế có trình độ, có chuyên môn nhưng không được phân công nên buông lỏng trong việc kiểm tra từ trong nhà máy, trong cơ sở chế biến.
“Trước đây trong giai đoạn Pháp lệnh an toàn thực phẩm, tất cả thức ăn đường phố phải thực hiện 10 tiêu chuẩn. Muốn kinh doanh, các cơ sở phải được cơ quan y tế cấp chứng nhận về đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghị định 15 ra đời có việc lơi lỏng, tôi cho rằng đó cũng là nguyên nhân” - ông Trần Đáng chia sẻ.
Như vậy, bên cạnh ý thức người dân trong việc sử dụng thực phẩm chưa khoa học, còn nhiều chủ quan thì công tác quản lý cũng còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục. Nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc cho thấy công tác quản lý phải được hoàn thiện hơn nữa để phòng ngừa từ xa ngộ độc thực phẩm.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, chế độ chăm sóc tốt… được coi là địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện.
(CLO) Ngày 8/4, Bệnh viện Quân y 175, TP HCM cho biết vừa phối hợp thực hiện thành công ca lấy, ghép tạng từ người chết não đầu tiên tại bệnh viện. Sau khi thực hiện ca phẫu thuật, tạng của người đàn ông này đã được ghép thành công cho 7 bệnh nhân, trong đó có 1 bệnh nhi.
Sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp và người lao động, Phòng khám Đa khoa 5 Sao Hà Nội luôn không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe doanh nghiệp uy tín và chuyên nghiệp, đáng tin cậy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Số ca mắc sởi trên toàn quốc tăng nhanh, nhiều ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, nhờ tinh thần chủ động và tuân thủ chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hồng Ngọc, đã triển khai hiệu quả công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp trẻ hồi phục nhanh và hạn chế lây nhiễm chéo.
(CLO) Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.