“Địa chấn” Brexit

Thứ sáu, 01/07/2016 07:37 AM - 0 Trả lời

Những ngày này, từ khóa nóng nhất trên các phương tiện truyền thông, không gì khác là Brexit (Anh rời EU). Ngày 24/6 vừa qua, với tỷ lệ 51,9% số phiếu ủng hộ Brexit và 48,1% số phiếu phản đối, người dân Anh đã tự quyết định đặt dấu chấm hết cho “cuộc hôn nhân” không hạnh phúc kéo dài 43 năm giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU).

(NB&CL) Những ngày này, từ khóa nóng nhất trên các phương tiện truyền thông, không gì khác là Brexit (Anh rời EU). Ngày 24/6 vừa qua, với tỷ lệ 51,9% số phiếu ủng hộ Brexit và 48,1% số phiếu phản đối, người dân Anh đã tự quyết định đặt dấu chấm hết cho “cuộc hôn nhân” không hạnh phúc kéo dài 43 năm giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU). Quyết định này đã tạo nên cơn “địa chấn” không chỉ tại nước Anh mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Chính trường Anh hỗn loạn

Những lá phiếu Brexit đang đẩy nước Anh vào một cuộc khủng hoảng sâu rộng, từ chia rẽ xã hội cho đến rạn nứt nền tảng chính trị. Đảng Bảo thủ cầm quyền đang rối ren vì khoảng trống quyền lực sau khi Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ từ nhiệm trong vài tháng tới. Các thành viên cao cấp thuộc Công Đảng (Đảng Lao động Anh) mới đây thậm chí đã “khởi nghĩa” chống lại thủ lĩnh Jeremy Corbyn khi gần chục thành viên thuộc nội các đối lập Anh đã từ chức hoặc bị sa thải sau khi lên tiếng phản đối sự lãnh đạo của ông này. Từ Scotland, Thủ hiến Nicola Sturgeon tuyên bố sẽ bảo vệ đến cùng vị trí của Scotland trong Liên minh châu Âu (EU), thậm chí trưng cầu ý dân tách khỏi Anh nếu cần. Đặc phái viên của Anh tại EU Jonathan Hill thông báo sẽ từ chức trong vài tuần nữa vì kết quả Brexit khiến ông “không còn tự tin để ở lại”. Do vậy thay vì đến tận năm 2020, giờ đây nước Anh đang đứng trước viễn cảnh thay đổi sớm bộ máy lãnh đạo.

[caption id="attachment_106469" align="aligncenter" width="804"]at David Cameron tuyên bố từ chức Thủ tướng Anh.[/caption]

Hai hãng xếp hạng tín nhiệm là Standard & Poor’s và Fitch ngày 27/6 đều đã hạ mức tín nhiệm của Anh, đồng thời cảnh báo các nguy cơ dẫn tới những biến động về kinh tế và chính trị sau khi đa số cử tri nước này bỏ phiếu ủng hộ rời EU. Hãng Fitch dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 và 2018 xuống 0,9%, từ mức 2% trước đó. Bên cạnh đó, cả hai hãng đều đánh giá khả năng Scotland tổ chức lần hai cuộc trưng cầu ý dân về việc tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh như một nguy cơ rủi ro cao đối với tương lai của nước này. Sự biến động về chính trị hậu Brexit, trong đó có quyết định từ chức của Thủ tướng David Cameron và cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Công đảng đối lập, cùng những chia rẽ trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền và việc thiếu đi đường hướng rõ ràng trong mối quan hệ thương mại của Anh với EU trong tương lai là những nguyên nhân khiến nước này phải đối diện ngày càng nhiều nguy cơ bất ổn, như suy giảm lòng tin, hoạt động đầu tư, tăng trưởng GDP và các lĩnh vực tài chính công ở Anh giảm sút...

EU: Sẽ phải thay đổi nhiều

Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ con “địa chấn” Brexit ngoài nước Anh, dĩ nhiên là EU. Chính vì thế, ngày 27/6, ngay sau quyết định Brexit của người dân Anh được chính thức đưa ra, Ngoại trưởng các nước thành viên Nhóm Visegrad (V4 - gồm CH Séc, Slovakia, Ba Lan và Hungary) cùng với Ngoại trưởng Đức và Pháp đã họp tại trụ sở Bộ Ngoại giao CH Séc, thảo luận hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và cấu trúc tương lai của EU. Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Séc Lubomír Zaorálek nhấn mạnh việc Anh rời bỏ EU sẽ không làm đình trệ tiến trình phát triển của liên minh này. Theo ông Zaorálek, một sự liên kết vội vàng và làm ra vẻ như không có điều gì xảy ra là phản ứng xấu nhất với tình hình sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh về vấn đề rút khỏi EU (Brexit). Theo ông  Zaorálek, các ngoại trưởng tham dự cuộc gặp tại Praha đã nhất trí rằng các nước châu Âu cần phải cùng nhau tìm kiếm giải pháp khắc phục hậu quả của Brexit. Các ngoại trưởng nhấn mạnh chìa khóa chính là việc xây dựng mối quan hệ mới với Anh.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho rằng EU đang phải bước sang một trang mới sau sự kiện Brexit, trong đó EU sẽ phải thay đổi nhiều vấn đề. Trong khi đó, theo Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel, trong những tháng tới, EU sẽ phải từng bước có được những giải pháp cụ thể mới trong hàng loạt vấn đề như chính sách an ninh - quốc phòng, cuộc chiến chống khủng bố, tạo việc làm, tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế EU. Tổng thống Pháp Hollande cho rằng điều quan trọng nhất lúc này với EU chính là sự đoàn kết và một sự rõ ràng trong quan điểm về vấn đề Brexit.

Bài học từ Brexit đối với châu Á

Tạp chí “Asia Nikkei Review” vừa đăng bài bình luận về các bài học cho châu Á từ sự kiện Brexit của Phó Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và Quan hệ quốc tế, Khoa Chính trị, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan. Theo ông Pongsudhirak, bài học chính từ Brexit đối với châu Á là phải theo đuổi hợp tác lâu dài trong khu vực mà không cần phải hội nhập bằng mọi giá. ASEAN đã trở thành điểm tựa cho việc xây dựng kiến trúc khu vực ở châu Á, nhưng thành công chưa thể sánh với EU. Nếu châu Âu đã tiến quá xa trong hội nhập kinh tế và liên minh chính trị, thì ASEAN mới chỉ đang tiến từng bước. Vẫn cần phải làm nhiều hơn trong việc thể chế hóa các không gian hợp tác của ASEAN, dù tổ chức này đã giúp sản sinh ra các khuôn khổ khu vực giữ cho châu Á ổn định và thịnh vượng. Một thành tựu của ASEAN gần đây là sự ra đời của Cộng đồng ASEAN. Đối với ASEAN, đây cũng là lúc để xem xét có thể hội nhập chính trị và kinh tế đến mức nào và châu Âu đã thu lại được những gì từ điều này. Brexit sẽ dẫn đến việc châu Á được chú ý nhiều hơn khi sự dịch chuyển quyền lực và của cải toàn cầu sang khu vực đông dân nhất hành tinh, có diện tích đất liền lớn nhất và sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất thế giới.

Châu Á chắc chắn không muốn tiến tới gần mức độ hội nhập như châu Âu, nhưng châu lục này cần hợp sức và hợp tác nhiều hơn. Vai trò tổ chức trung tâm của ASEAN vẫn mặc định là cuộc chơi chính trong khu vực này. Bài học rút ra là tăng tốc hợp tác khu vực, với mục đích cuối cùng là đạt được sự hội nhập có kiểm soát và có chọn lọc.

Hà Trang

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo