Địa phương phải hành động kịp thời, quyết tâm không để dân thiếu ăn do hạn hán, thiếu nước

Thứ tư, 26/02/2020 19:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 26/2, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và công tác khắc phục, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, năm nay tình hình hạn hán, xâm nhập mặn của ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đang diễn biến gay gắt, hết sức phức tạp và sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống  của người dân.

Qua kết quả rà soát tính đến ngày 18/2, tổng diện tích lúa bị thiệt hại trên địa bàn tình là 18.120 ha. Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại từ 30 -70% là gần 5.573 ha, thiệt hại trên 70% là gần 12.544 ha.

Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng, hiện diện tích có rừng tập trung của tỉnh Cà Mau là 95.951 ha, trong đó diện tích rừng dễ xảy ra cháy khu vực U Minh Hạ và rừng cụm đảo 53.864 ha, tập trung ở 03 huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời và huyện Ngọc Hiển (Đảo Hòn Khoai), có 15 đơn vị trực tiếp quản lý và có 7 xã quản lý rừng giao hộ cá nhân sử dụng.

Theo đánh giá, tình hình mùa khô năm 2019 - 2020 diễn biến phức tạp, nắng hạn gay gắt và dự báo còn kéo dài đến hết tháng 5/2020, dẫn đến nguy cơ cháy rừng ngày càng cao. Hiện tại, mực nước ở các kênh thấp hơn cùng kỳ từ 0,5 - 0,8m, nhận định thời gian tới mực nước các kênh tiếp cục khô cạn hoàn toàn, thiếu nước nghiêm trọng ở một số khu vực nên công tác phòng cháy chữa cháy rừng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 20.542 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt.

Đặc biệt, tình hình sụp lún, sạt lở diễn biến phức tạp, hiện nay riêng địa bàn huyện Trần Văn Thời đã có gần 1.000 vị trí sạt lở, sụp lún. Trong đó, có những tuyến lộ tiền tỷ vừa mới đưa vào sử dụng đã bị sạt lở, sụp lún nghiêm trọng với tổng chiều dài 21.583m.

Hạn hán làm mực nước các tuyến kênh rạch khô cạn.

Hạn hán làm mực nước các tuyến kênh rạch khô cạn.

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, bản thân khá nôn nóng tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, khi mà con số thiệt hại cứ tăng liên tục trong những ngày vừa qua, nhất là những gì xảy ra tại tuyến đê biển Tây. Đồng thời, rất mong muốn đưa một lượng nước mặn nhất định vào tuyến kênh ven chân đê nhằm tạo phản áp với mục đích ngăn chặn khả năng tuyến đê biển Tây tiếp tục sụt lún lan rộng. Tuy nhiên, ông Hải cũng thông tin là thường vụ Tỉnh ủy đã không đồng ý với phương án này.

Với những gì đã và đang diễn ra (xảy ra 02 vị trí sụt lún đê và đang xuất hiện dấu hiệu xảy ra sự cố tại nhiều vị trí khác), ông Hải cảnh báo, nếu sụt lún xảy ra tại vị trí đê không còn đai rừng phòng hộ, điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi mà mùa khô còn kéo dài. Khi đó sẽ kéo theo vỡ đê, không gì có thể cứu kịp và chỉ cần 30 phút thì toàn vùng ngọt hóa sẽ tràn ngập nước mặn lên tận ruộng vườn, hậu quả để lại sẽ rất khủng khiếp, khó khắc phục.

Trước thực tế của tình hình hạn hán, nhất là tình hình thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ông Lê Phong, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời gợi ý tận dụng tuyến sông Ông Đốc (Trần Văn Thời) làm nơi trữ nước ngọt, phục vụ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Theo đó, cần xây dựng cống trên sông Ông Đốc tại Bà Kẹo, cùng với đó là cống nơi tiếp giáp với Kênh xáng Lương Thế Trân.

Còn theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, Cà Mau nên căn cứ theo lượng nước mà bố trí lại sản xuất nông nghiệp cho phù hợp. Cụ thể, chỉ nên sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ màu nhằm chủ động và đảm bảo về nguồn nước, vấn đề là tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, gia tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập...

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác đi thực địa tuyến đê biển Tây.

Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác đi thực địa tuyến đê biển Tây.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã chia sẽ những khó khăn mà Cà Mau đang phải gánh chịu trước ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trở thành điểm nóng nhất tại ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

Đồng thời, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, cho rằng tình trạng gây nên sụp lún đất tại đây thật là kinh hoàng, cần phải có cơ chế xử lý phù hợp. Đối với việc trên 20.542 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt, Thứ trưởng đề nghị địa phương phải hành động kịp thời, quyết tâm không để dân thiếu ăn do hạn hán, thiếu nước; tại những nơi nào mang tính khẩn cấp cần khẩn trương ưu tiên để xử lý, kể cả chở nước từ nơi khác đến để tiếp sức giúp cho người dân…

Trước đó, vào ngày 25/2, Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cùng đoàn công tác cũng đã đến làm việc, kiểm tra về công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ và đi thực địa tuyến đê biển Tây cùng các công trình bị ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Minh Luân

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống