'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Thứ sáu, 25/10/2024 18:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.

Đây là những "cái chết cô đơn" của Hàn Quốc, được gọi là godoksa trong tiếng Hàn, là vấn đề cấp bách đến mức chính quyền đang phải tìm mọi cách để chống lại nó.

Tuần này, chính quyền thủ đô Seoul tuyên bố sẽ chi 451,3 tỷ won (gần 327 triệu USD) trong năm năm tới để "xây dựng một thành phố mà không ai phải cô đơn".

Theo chính quyền thành phố, những sáng kiến ​​mới bao gồm cố vấn có sẵn về nỗi cô đơn trên đường dây nóng 24/7 và các biện pháp khác như thăm và tư vấn trực tiếp.

"Cô đơn không chỉ là vấn đề cá nhân, mà là nhiệm vụ mà xã hội phải cùng nhau giải quyết", Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon cho biết trong một thông cáo báo chí. Thành phố sẽ "huy động toàn bộ năng lực" để giúp những người cô đơn chữa lành và "trở lại xã hội", ông nói thêm.

Seoul cũng có kế hoạch giới thiệu các dịch vụ tâm lý mở rộng và không gian xanh; các chế độ ăn dinh dưỡng cho cư dân trung niên và cao tuổi; một "hệ thống tìm kiếm" chuyên dụng để xác định những cư dân bị cô lập cần giúp đỡ; và các hoạt động khuyến khích mọi người ra ngoài và kết nối với người khác, chẳng hạn như làm vườn, thể thao, câu lạc bộ sách,...

Các chuyên gia hoan nghênh các biện pháp này nhưng cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa, một phần vì sự cô đơn ở Hàn Quốc gắn liền với một số nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc rất khó thay đổi.

Giáo sư tâm lý học An Soo-jung tại Đại học Myongji cho biết: "Cô đơn là một vấn đề xã hội nghiêm trọng hiện nay, vì vậy những nỗ lực hoặc chính sách giải quyết vấn đề này là hoàn toàn cần thiết". Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng "cần phải cân nhắc cẩn thận về mức độ hiệu quả của các biện pháp này".

dich benh co don noi am anh o han quoc va nhat ban hinh 1

Hành khách đi xe buýt dưới trời mưa ở Seoul. Ảnh: AFP

Hàng nghìn cái chết cô đơn

Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã chú ý đến vấn đề cô đơn khi ngày càng nhiều người trẻ rút lui khỏi xã hội và dành cả ngày để cô lập ở nhà, thường là trong nhiều tháng liền. Hiện tượng này, được gọi bằng thuật ngữ tiếng Nhật là "hikikomori", đã trở nên ngày càng phổ biến. Hàn Quốc ước tính có tới 244.000 người ẩn dật như vậy vào năm 2022.

Số lượng người chết cô đơn cũng tăng lên, đạt 3.661 vào năm ngoái, tăng từ 3.559 vào năm 2022 và 3.378 vào năm 2021, theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế và Phúc lợi công bố tuần trước.

Sự gia tăng đó có thể là định nghĩa mới, rộng hơn của Bộ này về "cái chết cô đơn". Những năm trước, thi thể được tìm thấy sau "một khoảng thời gian nhất định" mới đủ điều kiện được coi là "cái chết cô đơn". Nhưng hiện nay, thuật ngữ này áp dụng cho bất kỳ ai qua đời trong sự cô lập xã hội, bị cắt đứt khỏi gia đình hoặc người thân, hoặc chết do tự tử hoặc bệnh tật.

dich benh co don noi am anh o han quoc va nhat ban hinh 2

Lễ tang tạm thời của hai người qua đời cô đơn tại nhà và bệnh viện. Ảnh: Getty

Yếu tố khác đằng sau sự gia tăng này có thể là cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước. Dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm có nghĩa là luôn có nhiều ca tử vong hơn ca sinh trong những năm gần đây. Tỷ lệ tử vong chung của Hàn Quốc đang tăng lên, và điều đó bao gồm cả những ca tử vong cô đơn.

Nhưng những con số này vẫn phản ánh một vấn đề lớn hơn dường như ảnh hưởng nhiều nhất đến nam giới trung niên và cao tuổi.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, hơn 84% số ca tử vong cô đơn được ghi nhận vào năm ngoái là nam giới, gấp hơn 5 lần số ca tử vong của phụ nữ. Đàn ông ở độ tuổi 50 và 60 chiếm hơn một nửa tổng số nhóm, khiến họ "đặc biệt dễ bị tổn thương trước nguy cơ tử vong một mình".

Điều gì khiến người Hàn Quốc cô đơn đến vậy?

Cô đơn không chỉ có ở Hàn Quốc, và "khó có thể nói rằng người Hàn Quốc đặc biệt cô đơn hơn những người nước khác", giáo sư tâm lý học An cho biết. Tuy nhiên, khi được hỏi về điều gì khiến họ cảm thấy cô đơn, bà nói "có một số điểm khác biệt so với các quốc gia khác".

Ở một số nền văn hóa, cô đơn được coi là cảm giác xảy ra "khi các mối quan hệ không trọn vẹn", giáo sư An cho biết. "Ở Hàn Quốc, mọi người nói rằng họ rất cô đơn khi cảm thấy mình không đủ xứng đáng hoặc thiếu mục đích". Quan điểm đó cũng được nhiều chuyên gia khác đồng tình. Nhiều người Hàn Quốc thuộc thế hệ Gen Y và Gen Z rất nhạy cảm với những lời chỉ trích trong khi lại quá tự ti và sợ thất bại.

Một nghiên cứu từ tháng 6 năm nay phát hiện ra rằng đại dịch cô đơn phản ánh những sắc thái trong văn hóa Hàn Quốc. Người Hàn có thể cảm thấy cô đơn sâu sắc hoặc cảm giác thất bại nếu họ cảm thấy mình không "tạo ra tác động đáng kể đến người khác hoặc xã hội", nghiên cứu cho biết.

Theo giáo sư An, đây là sự khác biệt lớn so với các quốc gia khác. Người Hàn Quốc có thể có đời sống xã hội phát triển và mối quan hệ chặt chẽ với người khác, nhưng họ vẫn có thể cảm thấy cô đơn "khi họ so sánh mình với người khác và tự hỏi liệu mình có hữu ích, đóng góp đủ cho xã hội hay đang tụt hậu".

Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như sự gia tăng hộ gia đình đơn thân, sự suy giảm tương tác xã hội ngoài công việc và gia đình, sự thống trị của phương tiện truyền thông xã hội và cách nó nuôi dưỡng cảm giác bất lực, cũng như văn hóa cạnh tranh, "hướng đến thành tích" của Hàn Quốc, thúc đẩy cảm giác cô đơn ở những người không đạt được mục tiêu của mình.

"Khi tất cả chúng ta theo đuổi cùng một giá trị quá mức, cuối cùng chúng ta sẽ đánh mất chính mình. Xã hội của chúng ta đòi hỏi cuộc sống xã hội tập thể cao độ nhưng thường không tôn trọng cá nhân", An nói.

dich benh co don noi am anh o han quoc va nhat ban hinh 3

Người đàn ông đi bộ một mình trên vỉa hè ở Seoul. Ảnh: AFP

Những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc

Nhiều năm qua, chính quyền Hàn Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến ​​khác nhau để giải quyết vấn đề này, bao gồm Đạo luật Phòng ngừa và Quản lý Cái chết cô đơn, yêu cầu lập một kế hoạch phòng ngừa toàn diện và báo cáo tình hình 5 năm một lần.

Vào năm 2023, Hàn Quốc đã thông qua một sửa đổi cho phép một số thanh thiếu niên sống ẩn dật đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, bao gồm khoản hỗ trợ lên tới 650.000 won (11,8 triệu đồng) mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt, để giúp họ "tái hòa nhập với xã hội".

Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất chiến đấu trong cuộc chiến này.

Nhật Bản, nơi xu hướng hikikomori lần đầu tiên được công nhận và nghiên cứu sâu rộng, đã bổ nhiệm Bộ trưởng Chống cô đơn vào năm 2021. Năm sau, chính phủ đã ban hành một kế hoạch đối phó chuyên sâu bao gồm dịch vụ tư vấn 24/7 và mở rộng các chương trình tư vấn và công tác xã hội.

Các quốc gia khác, bao gồm Vương quốc Anh, cũng đã bổ nhiệm các Bộ trưởng Chống cô đơn tương tự. Tổng giám đốc Y khoa Mỹ đã cảnh báo về "đại dịch cô đơn và cô lập" trong một khuyến cáo năm 2023, thúc giục các biện pháp như xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội mạnh mẽ hơn và quản lý các nền tảng trực tuyến.

Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã thành lập một ủy ban chống lại sự cô đơn vào năm 2023, gọi đây là "mối đe dọa sức khỏe cấp bách".

Nhưng giáo sư An cho biết bà "nghi ngờ liệu chỉ mở rộng các kết nối vật lý có thể giải quyết cơ bản vấn đề cô đơn hay không... Đây không phải là điều có thể dễ dàng thay đổi chỉ bằng một chính sách duy nhất".

Bà cho biết, vì có những yếu tố phức tạp, đặc thù về mặt văn hóa đang diễn ra nên có thể cần có sự thay đổi lớn hơn để mỗi cá nhân có thể "phát triển sức mạnh để ở một mình và đối mặt với chính mình".

"Chúng ta cần bồi dưỡng khả năng chăm sóc bản thân và người khác. Nhưng cuộc sống trong xã hội của chúng ta quá khó khăn, nên chúng ta cảm thấy mình thậm chí còn không có thời gian để chăm sóc bản thân".

Hoài Phương (theo CNN)

Tin mới

Trước ngày 20/11, các địa phương phải hoàn thành việc xoá bỏ toàn bộ tàu '3 không', 'tàu ma'

Trước ngày 20/11, các địa phương phải hoàn thành việc xoá bỏ toàn bộ tàu '3 không', 'tàu ma'

(CLO) Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) khi chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến của Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển vào chiều 25/10, tại Trụ sở Chính phủ.

Tin tức
FIFA cấm Hoàng Anh Gia Lai chuyển nhượng vô thời hạn

FIFA cấm Hoàng Anh Gia Lai chuyển nhượng vô thời hạn

(CLO) Ngày 25/10, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cấm câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tham gia hoạt động chuyển nhượng bóng đá vô thời hạn liên quan tới vụ việc của Martin Dzilah.

Thể thao
Hòa Bình: Khởi tố Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn  - Yên Thủy

Hòa Bình: Khởi tố Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thủy

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối với Phạm Hồng Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thủy.

Vụ án
Phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy giấu trong thức ăn cho chó, mèo

Phá đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy giấu trong thức ăn cho chó, mèo

(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hà Nội đã hoàn tất quá trình điều tra và kết luận điều tra vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam.

Vụ án
Kon Tum: Thưởng nóng lực lượng Công an 2 huyện vì phá nhanh các vụ trộm sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Thưởng nóng lực lượng Công an 2 huyện vì phá nhanh các vụ trộm sâm Ngọc Linh

(CLO) UBND các huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (Kon Tum) vừa tổ chức thưởng nóng cho lực lượng Công an huyện vì liên tiếp phá thành công các vụ án trộm cắp Sâm Ngọc Linh trên địa bàn.

Đời sống
Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa

(CLO) Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Tin tức
Hà Nội thẩm định nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao tại 7 xã thuộc Hoài Đức

Hà Nội thẩm định nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao tại 7 xã thuộc Hoài Đức

(CLO) Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội vừa đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao tại 7 xã thuộc huyện Hoài Đức.

Đời sống
Cục Di sản văn hóa đề nghị chấn chỉnh hoạt động hầu đồng tại Bắc Ninh

Cục Di sản văn hóa đề nghị chấn chỉnh hoạt động hầu đồng tại Bắc Ninh

(CLO) Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh cần chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định trên địa bàn.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Xe máy tông trực diện xe ô tô khách, 4 người thương vong

Kon Tum: Xe máy tông trực diện xe ô tô khách, 4 người thương vong

(CLO) Xe máy do bà Lời điều khiển chở theo 4 em nhỏ khi lưu thông trên Quốc lộ 14C đã va chạm với xe khách 16 chỗ. Vụ tại nạn khiến 1 em nhỏ tử vong, 3 người bị thương.

Giao thông
'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.

Tiêu điểm Quốc tế
Nóng 18h: Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Nóng 18h: Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Bến Tre xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc; Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu; Trễ hạn tốt nghiệp vì đầu ra ngoại ngữ, gây ảnh hưởng đến trường và SV; Xuất hiện Facebook giả mạo kêu gọi quyên góp, ủng hộ chùa Phổ Quang…

Công luận 24H
Đài phát thanh Ba Lan sa thải các nhà báo để thay bằng 'người dẫn chương trình' AI

Đài phát thanh Ba Lan sa thải các nhà báo để thay bằng 'người dẫn chương trình' AI

(CLO) Một đài phát thanh Ba Lan đã gây ra tranh cãi sau khi sa thải các nhà báo để thay thế bằng "người dẫn chương trình" do AI tạo ra.

Báo chí - Công nghệ
Tổng thống Mỹ xin lỗi vì chính sách người bản địa

Tổng thống Mỹ xin lỗi vì chính sách người bản địa

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức xin lỗi vì vai trò của chính phủ trong việc ép trẻ em bản địa vào trường nội trú, nơi nhiều trẻ bị lạm dụng thể chất và tình dục, khiến gần 1.000 trẻ tử vong.

Thế giới 24h
Hà Nội: Dự kiến hạn chế phương tiện ở nhiều khu vực

Hà Nội: Dự kiến hạn chế phương tiện ở nhiều khu vực

(CLO) Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện ở khu vực mật độ dân cư cao, không khí ô nhiễm, có điều kiện hạ tầng để áp dụng tiêu chuẩn cao hơn về phát thải giao thông.

Công luận 24H
TP HCM: Phát hiện thẩm mỹ viện Kim An và MIN Beauty Academy thẩm mỹ 'chui', gây tai biến cho khách hàng

TP HCM: Phát hiện thẩm mỹ viện Kim An và MIN Beauty Academy thẩm mỹ 'chui', gây tai biến cho khách hàng

(CLO) Ngày 25/10, Sở Y tế TP HCM vừa thông tin về hai trường hợp tai biến nặng sau khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ hút mỡ bụng, nâng mũi tại các cơ sở hoạt động trái phép.

Sức khỏe
Vụ ô tô lao xuống vực ở Lâm Đồng: Thử nghiệm đầu độc mèo để giết bạn trai

Vụ ô tô lao xuống vực ở Lâm Đồng: Thử nghiệm đầu độc mèo để giết bạn trai

(CLO) Tại cơ quan điều tra, người phụ nữ vụ chở xác lao xe xuống vực ở đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng, khai đã 2 lần có ý định tự tử và cho mèo thử xyanua để chắc chắn mua đúng thuốc độc.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?

Tiêu điểm Quốc tế
Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

(NB&CL) Từ ngày 23 - 24/10/2024, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị với tư cách khách mời.

Tiêu điểm Quốc tế
Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

(CLO) Việc kết nạp các thành viên mới, hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các nước thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là những chủ đề chính.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng kinh tế, Nam Sudan đánh thuế cả các đoàn xe viện trợ

Khủng hoảng kinh tế, Nam Sudan đánh thuế cả các đoàn xe viện trợ

(CLO) Sau khi bị tàn phá bởi nội chiến, giờ đây Nam Sudan lại đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ đến mức đã áp dụng thuế đối với nguồn sống duy nhất của mình: các đoàn xe viện trợ quốc tế.

Tiêu điểm Quốc tế
Điện Kremlin vung 'thanh gươm' hạt nhân để sẵn sàng bảo vệ nước Nga

Điện Kremlin vung 'thanh gươm' hạt nhân để sẵn sàng bảo vệ nước Nga

(CLO) Năm nay, Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần vung “thanh gươm” hạt nhân, nhắc nhở rằng Điện Kremlin có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, trong bối cảnh phương Tây đang có ý định cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine để tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga.

Tiêu điểm Quốc tế
'Trục kháng chiến' ở Trung Đông suy yếu, Iran sẽ phải thay đổi chiến lược?

'Trục kháng chiến' ở Trung Đông suy yếu, Iran sẽ phải thay đổi chiến lược?

(CLO) Kể từ khi chiến sự bùng phát khắp Trung Đông, Israel liên tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm làm suy yếu đáng kể “Trục kháng chiến” do Iran dẫn dắt. Vậy tiềm năng hiện nay của “Trục kháng chiến” trong cuộc đối đầu với Israel như thế nào và có thể mong đợi gì từ Iran?

Tiêu điểm Quốc tế
Ly kỳ đến đáng sợ về kế hoạch Israel 'gài' máy nhắn tin phát nổ vào bộ máy Hezbollah

Ly kỳ đến đáng sợ về kế hoạch Israel 'gài' máy nhắn tin phát nổ vào bộ máy Hezbollah

(CLO) Những viên pin gài thuốc nổ trong máy nhắn tin được gửi đến Lebanon vào đầu năm nay vô cùng tinh vi. Và hành trình để đưa chúng đến tay các chiến binh Hezbollah thì ly kỳ một cách đáng sợ.

Tiêu điểm Quốc tế
6 thập kỷ trở thành siêu cường hạt nhân của Trung Quốc và cam kết “không sử dụng trước”

6 thập kỷ trở thành siêu cường hạt nhân của Trung Quốc và cam kết “không sử dụng trước”

(CLO) Cách đây 60 năm, Trung Quốc đã tiến hành vụ thử vũ khí nguyên tử đầu tiên của mình, khởi đầu cho hành trình trở thành một siêu cường hạt nhân.

Tiêu điểm Quốc tế
UAV, nỗi sợ lớn nhất của hệ thống phòng không Israel

UAV, nỗi sợ lớn nhất của hệ thống phòng không Israel

(CLO) Lực lượng Hezbollah mới đây đã tấn công một căn cứ quân sự của Israel bằng máy bay không người lái (UAV), giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương hàng chục người. Vụ việc cho thấy, hệ thống phòng không được ca ngợi của Israel dường như chưa được chuẩn bị cho thách thức mang tên UAV.

Tiêu điểm Quốc tế