Dịch bệnh leo thang, Hà Nội chi 194.000 tỷ đồng để bảo đảm nguồn cung hàng hóa

Thứ năm, 13/05/2021 17:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 13/5, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã họp trực tuyến với 63 tỉnh thành, với yêu cầu cấp bách: Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp.

Hà Nội chuẩn bị 190.000 tỷ đồng đảm bảo nguồn cung hàng hóa

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, dù dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng tâm lý người dân trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ.

Bộ Trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị sáng 13/5.

Bộ Trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị sáng 13/5.

Các địa phương đều chủ động triển khai các kế hoạch có sẵn về phòng, chống COVID-19. Do đó, hoạt động thương mại tại nhiều địa phương có dịch vẫn diễn ra bình thường.

Tại địa bàn Hà Nội, Sở Công Thương đã dự kiến chuẩn bị nhiều sản phẩm hàng hóa, ước tính kinh phí khoảng 194.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chuẩn bị khoảng 21.500 tỷ đồng để hỗ trợ hàng hóa cho các địa phương khác.

Trong khi đó, tại Bắc Ninh, địa phương đang là “điểm nóng” của đợt bùng phát dịch bệnh lần này cũng đã triển khai nhiều chương trình bình ổn giá, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa theo từng cấp độ, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Đến nay, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn vẫn ổn định, không có hiện tượng tăng giá thiếu hàng.

Tại TP.HCM, tình hình thị trường được đánh giá là ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không biến động. Sở Công Thương TP.HCM cũng hướng dẫn các đơn vị đang kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn.

Ngoài ra, các tỉnh khác như Cà Mau, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Nỗ lực đảm bảo mục tiêu kép

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, việc tăng cường đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

Bộ trưởng nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong phòng, chống Covid-19 là phương châm “4 tại chỗ”, lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu của mỗi cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp này.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong phòng, chống Covid-19 là phương châm “4 tại chỗ”.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong phòng, chống Covid-19 là phương châm “4 tại chỗ”.

Từ đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc kiểm tra, yêu cầu các đơn vị tự đánh giá, tự rà soát, điều chỉnh những nhiệm vụ, giải pháp cần thiết để thực hiện cho được những chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của ngành và những khuyến cáo của Ban chỉ đạo các cấp về phòng, chống đại dịch.

Thứ hai, lãnh đạo các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn phải có cam kết bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên trực tiếp về những nhiệm vụ, giải pháp trong phạm vi mà mình được giao.

Thứ ba, đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không bảo đảm công tác phòng, chống dịch. 

Thứ 4, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 đối với tất cả các cơ sở kinh doanh trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đơn vị.

Thứ 5, từng địa phương và từng đơn vị cần xây dựng kịch bản và có phương án cách ly, xử lý khi có trường hợp mắc hoặc là có nhiều trường hợp mắc, lây lan diện rộng trong các khu công nghiệp, các khu thương mại và cần thiết thì tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch Covid 19 tại các khu công nghiệp, khu thương mại. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ thông tin người lao động ngoại tỉnh về làm việc tại các khu, cụm công nghiệp ở địa phương.

Thứ 6, tất cả các cơ sở kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, sử dụng mã QR Code của đơn vị mình tại các địa chỉ tokhaiyte.vn để kiểm soát tất cả người lao động và khách hàng đi đến trong phạm vi ngành và đơn vị được phân công phụ trách.

Thứ 7, đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân thuộc ngành Công Thương ở các địa phương chấp hành không tốt chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, để xảy ra tình trạng bùng phát và lây lan do nguyên nhân chủ quan dứt khoát sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật, xử lý theo quy định của ngành và địa phương. Đồng thời khen thưởng, động viên khen kịp thời đối với tổ chức, cá nhân làm tốt.

Đối với công tác bình ổn thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung tại Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

“Chúng ta thống nhất quán triệt việc tập trung cao cho phòng, chống dịch Covid 19 trong các cơ sở công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu hoạt động công nghiệp và thương mại trên địa bàn cả nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lúc này của của hệ thống chính trị, trong đó ngành Công Thương là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất”, Bộ trưởng Diên cho hay.

Việt Vũ

Tin khác

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

Lợi nhuận quý 1 của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) giảm gần về 0

(CLO) Trong quý 1/2024, lợi nhuận của CTCP Thuỷ Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) sụt giảm tới 99,6% chỉ còn hơn 1,8 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

UBCKNN nghe ý kiến của các tổ chức nước ngoài về nâng hạng thị trường chứng khoán

(CLO) UBCKNN vừa làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - Bảo hiểm
Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

Vinaconex (VCG) lợi nhuận giảm nửa, vẫn đặt mục tiêu 2024 tăng 2,4 lần

(CLO) Dù doanh thu tăng trưởng trong năm 2023 nhưng lợi nhuận của Vinaconex (VCG) vẫn sụt giảm một nửa. Nguyên nhân do chi phí lãi vay tăng cao đi cùng với thua lỗ tại công ty liên kết.

Tài chính - Bảo hiểm