Dịch bệnh phức tạp, hướng đi nào sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng?

Thứ tư, 04/08/2021 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, các cơ quan ban ngành, địa phương đã có những giải pháp nào phù hợp cho việc phát triển kinh tế Việt Nam, đảm bảo "mục tiêu kép" của Chính phủ?

Ngày 4/8, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, đã phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cùng một số cơ quan khác tổ chức Hội thảo trực tuyến “Nền kinh tế Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 như thế nào?” 

Phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát

Tại buổi Hội thảo, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ: Hiện nay Việt Nam đang trải qua đợt dịch thứ 4 với những diễn biến khá phức tạp, Chính phủ đang triển khai quyết tâm và đồng bộ các giải pháp mạnh mẽ trong việc phòng chống dịch theo phương châm kết hợp “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân là ưu tiên, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát biểu tại Hội thảo.

Tình trạng xuất hiện các chùm ca bệnh trong các khu công nghiệp tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các địa phương đang phối hợp chặt chẽ với các ban quản lý khu công nghiệp và nhà đầu tư để thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nhà máy, xí nghiệp được kiểm soát tốt.

Công nhân trong khu công nghiệp được cách ly tại nơi làm việc hoặc được đưa đón an toàn nhằm đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm ngoài cộng đồng vào khu công nghiệp, nhà máy.

Buổi hội thảo có sự tham gia của 2 địa phương là tỉnh Vĩnh Phúc và TP.HCM, 2 trong số địa phương của Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, là các trường hợp điển hình trong việc phòng chống dịch bệnh tích cực tại Việt Nam.

Ngày 2/5, tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện ca nhiễm đầu tiên tại cộng đồng trong đợt dịch thứ tư này, tuy nhiên đến nay tình hình dịch bệnh ở tỉnh đã được kiểm soát tốt. 

Khi dịch bùng phát, chính quyền tỉnh này đã thành lập các chốt phòng dịch để thắt chặt việc ra vào tỉnh, hạn chế tối đa sự dịch chuyển của người dân làm lây lan dịch bệnh tại địa phương. 

Khi tình hình được kiểm soát, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng chương trình, đường dây nóng, đưa đón, hướng dẫn người lao động theo các hướng dẫn an toàn của Chính phủ và Bộ Y tế.

Trong khi đó, TP.HCM hiện nay là một điểm nóng về dịch bệnh tại khu vực phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ và lãnh đạo thành phố luôn đặt ưu tiên phòng, chống dịch lên hàng đầu, sức khỏe, tính mạng của người dân được đặt lên trên hết. 

Để thực hiện “mục tiêu kép”, thành phố đã thực hiện thẩm định các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp với phương châm “3 tại chỗ”: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ. 

Thành phố đã, đang dành ưu tiên mọi nguồn lực cho các doanh nghiệp như: Tiêm vắc-xin cho người lao động, thủ tục thông thoáng, ưu đãi miễn giảm thuế…

Các nhà đầu tư và thân nhân vẫn được ưu tiên nhập cảnh vào Việt Nam

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá cao công tác chống dịch của Việt Nam và đang đi đúng hướng.

Đồng thời, ông Kidong Park khuyến nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cần tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính quyền Trung ương, Bộ Y tế và các địa phương Việt Nam, nhất là trong vấn về kiểm soát dịch bệnh,

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nhà đầu tư, các chuyên gia nước ngoài và thân nhân vẫn được ưu tiên nhập cảnh vào Việt Nam.

Đại diện Bộ Y Tế Việt Nam thông báo từ ngày hôm nay ngày 4/8, giảm thời gian cách ly tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ vắc xin hoặc đã từng khỏi bệnh do mắc Covid-19.

Theo đó, Việt Nam thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 07 ngày tiếp theo đối với người nhập cảnh đáp ứng điều kiện trên và các điều kiện khác liên quan theo quy định.

Ông Lee Jong Seob - Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng Giám đốc Văn Phòng KOTRA Hà Nội.

Ông Lee Jong Seob - Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng Giám đốc Văn Phòng KOTRA Hà Nội.

Ông Lee Jong Seob - Chủ tịch KOTRA khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Tổng Giám đốc Văn Phòng KOTRA Hà Nội cho biết: Tính tới cuối tháng 5/2021, Hàn Quốc vẫn đang duy trì vị thế số 1 trong số các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế đạt 72 tỷ USD.

Dù duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam lại đang gặp nhiều khó khăn trước đợt bùng đại dịch lần thứ 4 bắt đầu vào cuối tháng 4. Đến nay đã 3 tháng trôi qua kể từ khi đợt bùng phát thứ 4, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang suy biến nhanh chóng do Covid-19, với số người nhiễm lên cao nhất là 9.000 ca một ngày. 

Ông Lee Jong Seo hy vọng hoạt động kinh tế của Việt Nam hồi phục, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sớm trở về bình thường thông qua việc tiêm chủng nhanh chóng và kiểm soát lây nhiễm một cách triệt để.

Từ đó, các trở ngại liên quan trong qúa trình sản xuất như cung cầu lao động khó khăn, nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí hậu cần tăng sẽ được giải quyết, từ đó thúc đẩy xúc tiên thương mại giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.

anhtuyentruyen

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

36 năm tô đậm dấu ấn vì 'Tam nông'

36 năm tô đậm dấu ấn vì "Tam nông"

(CLO) Dù bất kể chính sách, chương trình lớn nào của Đảng, Nhà nước, của Ngành, cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống ngân hàng, Agribank luôn là ngân hàng tiên phong chủ động triển khai và ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp