Dịch COVID-19 có dấu hiệu leo thang trở lại với biến thể Delta

Thứ bảy, 24/07/2021 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Số ca mắc COVID-19 sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu với những vùng dịch “nóng” nhất ở châu Á và châu Âu.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nottingham, miền Trung nước Anh. Ảnh: AFP

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Nottingham, miền Trung nước Anh. Ảnh: AFP

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 24/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 193.855.636 ca, trong đó có 4.157.548 người thiệt mạng. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 478.304 trường hợp mắc COVID-19 và 6.522 ca tử vong.

Số ca mắc COVID-19 sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu với những vùng dịch “nóng” nhất ở châu Á và châu Âu.

Tại châu Á, Hàn Quốc sẽ gia hạn 2 tuần áp dụng các quy định giãn cách xã hội mức cao nhất ở khu vực Seoul và vùng phụ cận trong bối cảnh làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 ở nước này chưa có dấu hiệu suy giảm.

Theo đó, Seoul, tỉnh Gyeonggi xung quanh thủ đô và thành phố cảng phía Tây Incheon sẽ tiếp tục giãn cách xã hội như hiện nay tới ngày 8/8. Quyết định này được đưa ra do sự gia tăng liên tục các ca COVID-19 mới ở khu vực thủ đô, chiếm gần 70% tổng số ca nhiễm mới.

Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo nước này ghi nhận thêm 1.630 ca nhiễm, trong đó có 1.574 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Hàn Quốc có tổng cộng 185.733 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm 2.066 bệnh nhân không qua khỏi.

Cũng tại châu Á, ngày 23/7, Iraq ghi nhận 8.106 ca mắc mới, mức cao nhất tính theo ngày trong năm nay và nâng tổng số lên 1.526.043 ca, trong đó có 18.101 ca tử vong.

Tại các nước châu Âu - nơi có tỷ lệ tiêm vaccine cao, song biến thể Delta vẫn đang "hoành hành". Cơ quan khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 23/7 công bố thông tin cho biết biến thể Delta hiện lây lan tới phần lớn các quốc gia.

Dựa trên dữ liệu thu thập từ ngày 28/6 - 11/7, hai cơ quan trên cho biết biến thể Delta hiện đã có mặt ở 19/28 nước châu Âu với tỷ lệ 68,3% trong các mẫu dương tính, trong khi biến thể Alpha chỉ chiếm 22,3% các xét nghiệm dương tính. Thậm chí, cố vấn dịch bệnh hàng đầu của Chính phủ Pháp cảnh báo có thể sẽ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong những tháng mùa Đông năm nay.

Hiện Pháp đang đương đầu với làn sóng mới với số ca mắc mới tăng cao chưa từng có được cho là do sự xuất hiện của biến thể Delta. Đến nay, Pháp ghi nhận tổng cộng hơn 5,93 triệu ca mắc bệnh, trong đó có hơn 111.000 ca tử vong. Những ngày gần đây, trung bình Pháp ghi nhận khoảng hơn 19.000 ca mắc mới.

Tại Anh, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 36.389 ca nhiễm COVID-19 và thêm 64 trường hợp tử vong. Tại Italy, Chính phủ nước này cũng đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp, vốn sẽ hết hạn vào ngày 31/7. Trong khi đó, Đức đã đưa Tây Ban Nha và Hà Lan vào danh sách các nước và khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19, theo đó tất cả hành khách nhập cảnh và công dân Đức trở về từ các nước này phải thực hiện cách ly ít nhất 5 ngày nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận thêm 9.586 ca nhiễm virus SASR-CoV-2 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Như vậy, tính đến nay nước này đã có tổng cộng gần 5,64 triệu ca, trong đó có 50.761 ca tử vong, tăng 52 ca trong ngày.

Tại Australia, bang New South Wales thông báo ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất từ đầu năm đến nay, với 136 ca. Thực tế này đã buộc giới chức bang siết chặt các biện pháp phong tỏa tại Sydney. Đến nay, tại Australia đã có hơn 1.900 ca lây nhiễm được xác định liên quan đến chùm lây nhiễm biến thể Delta phát hiện hồi giữa tháng 6. Hiện biến thể Delta cũng đã xuất hiện tại các bang Victoria và Nam Australia, khiến hơn 1/2 dân số Australia trong tình trạng bị phong tỏa.

Cùng ngày, Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Matshidiso Moeti  cho rằng làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ ba tại châu Phi đang ở giai đoạn bước ngoặt. Tuần qua, trong khi tỷ lệ mắc mới COVID-19 giảm chưa đến 2% (chủ yếu nhờ số ca mắc tại Nam Phi giảm) thì 21 quốc gia tại châu lục này đang chứng kiến nguy cơ dịch bùng phát mạnh, khi số ca mắc mới có thể tăng hơn gấp 3 lần so với tuần trước. Do đó, đại diện WHO cảnh báo rằng, làn sóng dịch thứ ba của châu Phi hoàn toàn không kết thúc như một số ý kiến lạc quan.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe