Điện ảnh Việt: Lan tỏa làn sóng “nữ quyền” từ Hollywood

Thứ sáu, 05/10/2018 17:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công việc làm phim trước kia tưởng như chỉ dành cho giới mày râu. Nhưng nay từ Hollywood tới Việt Nam, rất nhiều nữ diễn viên vừa trực tiếp đóng phim vừa bắt tay vào sản xuất phim. Tại Việt Nam không ít bộ phim do các phụ nữ làm đạo diễn, giám đốc sản xuất. Họ có thể bỏ ra vài chục tỷ đồng để đầu tư vào một bộ phim. Có phim doanh thu cao, có phim lỗ chổng vó, đằng sau đó là những giọt nước mắt ở hậu trường, nhưng họ không bỏ cuộc. Vẫn lặng lẽ tìm mọi cách tiến về phía trước.

Sự kiện: Hollywood

Từ làn sóng nữ quyền Hollywood

Với hàng loạt phim và nhân vật nữ truyền cảm hứng, nhiều nữ diễn viên xuất sắc cùng các chiến dịch chống nạn xâm hại tình dục, nữ quyền đang lên ngôi ở Hollywood những mùa phim gần đây.

Tại Mỹ, quốc gia của Nữ thần tự do, trước những năm 1970 thế kỷ trước, phim nội dung đề cập tới quyền phụ nữ, nữ da màu, tình dục, tình đồng giới dường như là lãnh địa của đàn ông, phụ nữ ít có quyền tham gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghiệp nghe nhìn, công nghệ, cách nhìn nhận về vấn đề trên đã thoáng hơn. Nhiều phim gây chú ý cho người xem như The color purple”  (Màu tím) (1985), “Basic instinct” (bản năng gốc)  (1992), “Bound” (Anh đi đâu) (1996)… Trong đó “Thelma & Louise” (1991) đã gây ra làn sóng tranh luận lớn từ giới phê bình và khán giả. Trung tâm Chính sách Annenberg thuộc Đại học Pennsylvania cho hay, nhân vật nam xuất hiện so với nữ trên phim ảnh theo tỷ lệ 2:1 trong 6 thập kỷ qua. Nam giới thường xuất hiện nhiều trong phim bạo hành, nữ giới là những cảnh giường chiếu…

Báo Công luận
 Charlize Theron  trong “Snow White and The Huntsman”
"Sex and the city” (Chuyện ấy là nhỏ) (2008), “Bridesmaids” (Phù dâu )(2011), “The heat” ( Sức nóng) (2013),” American hustle” (Nước Mỹ hối hả), “The other women” (Phụ nữ khác), “Maleficent” (Phù thủy hắc ám)  (2014), “Pitch perfect” (Hoàn hảo nghiêng)… là những bộ phim không chỉ hút phòng vé mà còn được đánh giá cao nhờ khai thác về các góc độ của nữ giới từ tình yêu, tình bạn, tình dục tuổi hồi xuân, những vấn đề trước đây được xem là nhảy cảm, bị giới hạn với nữ giới… Các phim nhấn mạnh tới cơ bắp, đua xe, rượt đuổi với những cảnh hành động mãn nhãn, đầu từ công phu về bối cảnh tài chính phải kể tới The hunger games” (Trờ chơi khao khát), Divergent (Khác biệt), “Mad max” (Điên khùng): “Fury road“ (Đường đua khủng khiếp), “Avengers Age of Ultron(Thù ghét Ultron), đều có những diễn viên nữ đóng vai chính và đất diễn của họ ngang ngửa với nam giới. Nhờ những tác phẩm này đã khiến các minh tinh Jennifer Lawrence, Charlize Theron, Scarlett Johansson trở nên nổi tiếng hơn, được săn đón nhiều hơn, và thù lao cho họ cũng cao ngất.

Tới Spy” năm 2015 cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn khi nội dung hài hước ca ngợi sự khéo léo của nữ giới, tinh thần đương đầu khó khăn không biết mệt của họ trái với cánh mày râu lười nhác, bụng bia vô dụng.

Số liệu từ MPAA (hệ thống phân loại phim ở Mỹ) cho thấy, khán giả nữ tới phòng vé ngày càng nhiều hơn, họ muốn quan tâm tới đề tài họ mong muốn, nhìn thần tượng của họ, dĩ nhiên, nhà sản xuất muốn thành công thì không thể bỏ qua điều này.

Từ lâu, tại Hollywood vẫn tồn tại thực trạng, thù lao nam giới cao hơn nữ, da trắng hơn da màu… Trong phim kinh điển Gone with the wind”, nữ diễn viên Vivien Leigh chỉ nhận được 25.000USD thù lao cho 125 ngày làm việc, mỗi ngày 18 giờ, thấp hơn 5 lần so với bạn diễn Clark Gable trong khi ông chỉ làm việc 71 ngày, mỗi ngày 7 tiếng, và dù cảnh quay còn đang dang dở, ông vẫn bỏ về! Tới những năm gần đây bảng thống kê của Forbes cho thấy, thu nhập của diễn viên nam vẫn cao hơn nữ. Điều này gây lên hàng loạt phản ứng, lên tiếng đòi bình quyền.

Nữ diễn viên Amanda Seyfried bất ngờ lên tiếng về việc thiếu bình đẳng trong chi trả thù lao: "Vài năm trước, trong một bộ phim có kinh phí lớn mà tôi tham gia, thù lao tôi được trả chỉ bằng 10% so với nam diễn viên đóng cùng, mặc dù chúng tôi nổi tiếng như nhau"… Charlize Theron  đã đòi tăng cát sê lên hơn 10 triệu USD, ngang bằng với tài tử Chris Hemsworth, nếu Universal Pictures muốn cô đóng phần 2 của Snow White and The Huntsman” ( Bạch Tuyết và người thợ săn) và cô đã thành công. 

Đầu năm 2015, khi được vinh danh giải Oscar ở hạng mục Diễn viên nữ phụ xuất sắc nhất cho vai người mẹ đơn thân trong Boyhood” (Tuổi thơ) nữ diễn viên Patricia Arquette đã có phần phát biểu ấn tượng, kêu gọi ủng hộ nữ quyền, cụ thể là bình đẳng về thù lao. Những cái tên "quyền lực" như Emma Watson (bất chấp bị phỉ báng và dọa tung ảnh khỏa thân), Taylor Swift, Ellen Page..., hay các nam diễn viên như Andrew Garfield, Joseph Gordon-Levitt đã góp thêm nhiều tiếng nói cho phong trào nữ quyền tại Hollywood. Tại Cannes 2014, nữ đạo diễn từng giành giải Cành cọ vàng, Jane Campion, khẳng định bất bình đẳng giới trong ngành công nghiệp điện ảnh là phi dân chủ và cản trở phụ nữ.

Đến phụ nữ Việt làm phim

Những cái tên nữ diễn viên kiêm giám đốc sản xuất ngày càng xuất hiện nhiều trong ngành điện ảnh Việt: Trương Ngọc Ánh, Việt Trinh, Mai Thu Huyền…. Trong khi Mai Thu Huyền, Trương Ngọc Ánh, Ngô Thanh Vân, Hồng Ánh, Thanh Thúy, Bee Phạm... xuất thân từ nghề diễn viên hoặc có học về đạo diễn, còn hầu hết đều từ dân kinh doanh hay quảng cáo và truyền thông chuyển sang. Họ học nghề từ thực tiễn công việc, có thất bại, có thành công và rút kinh nghiệm theo thời gian, đã có nhiều người trở thành nhà sản xuất phim chuyên nghiệp và thành công.

Thời bao cấp, công chúng dường như chỉ biết tới nữ biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát từng nắm vai trò Giám đốc của Hãng phim truyện Việt Nam. Hơn 10 năm trở lại đây, điện ảnh tư nhân được cởi trói, nhiều hãng phim có phụ nữ đóng vai trò đầu tàu. Gần đây nhất có Linh Bồ với phim đầu tay “S.O.S Sói trắng”; Tú Vi với phim Đời cho ta bao lần đôi mươi”; NSND Hồng Vân với phim Xóm trọ 3D”. Ngô Thanh Vân với Công ty giải trí VAA, từng làm các phim Ngày nảy ngày nay”, “Bẫy rồng”, “Tấm Cám: chuyện chưa kể”, “Cô Ba Sài Gòn”...;

Báo Công luận
Poster phim “Cô Ba Sài Gòn” của Ngô Thanh Vân 
Thanh Thúy với Công ty Giải trí Thiên Phúc, làm các phim Taxi, em tên gì”, “Ma dai”, “Mỹ nhân, già gân và găng tơ”, “Sứ mệnh trái tim;” Bee Phạm với Công ty Dream Event, thực hiện các phim Trúng số”, “Lửa Phật”, “Bao giờ có yêu nhau”, “78910”; Vũ Thị Bích Liên với Công ty Golden Screen và Mega GS Communication (hiện nay) từng làm các phim Nhà có 5 nàng tiên”, “Quý tử bất đắc dĩ”, “Lật mặt 1 và 2”, “Rừng xanh kỳ lạ truyện”; Trương Ngọc Ánh với Công ty TNA Entertainment, thực hiện những phim điện ảnh kinh phí lớn như: Hương ga”, “Truy sát”, “Vệ sĩ Sài Gòn”, “Sắc đẹp ngàn cân” và sắp tới là “Sơn Tinh - Thủy Tinh”; Jenni Trang Lê - nhà sản xuất của Chánh Phương Film với các phim Dòng máu anh hùng”, “Long ruồi”, “Để Mai tính”, “Em chưa 18”, “Fan cuồng”… 

Từ rất lâu, Đinh Thị Thanh Hương và Đinh Thị Hoa của Galaxy Studio và Galaxy M&E, được biết đến với các phim Những cô gái chân dài” (2004),” Khi yêu đừng quay đầu lại”, “Quả tim máu”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Giải cứu thần chết”, “Mỹ nhân kế”, “Dạ cổ hoài lang”. Hai chị em Ngô Thị Bích Hạnh và Ngô Thị Bích Hiền - chủ nhân Công ty BHD từng sản xuất bộ phim đầu tiên Vũ khúc con cò” (1999) và nhiều phim khác như: Áo lụa Hà Đông”, “Những nụ hôn rực rỡ”, “Cô dâu đại chiến”, “Lửa phật”, “Cánh đồng bất tận”, “Quyên”… Mai Thu Huyền với Công ty Tincom Media, thực hiện các phim: Giấc mơ Mỹ”, “Lạc giới”… Thời gian tới, con số này có lẽ còn tăng lên nhiều.

Có thể nói, làm nhà sản xuất phim hiện nay đòi hỏi vừa có bản lĩnh và tầm nhìn kinh doanh, vừa có sự nhạy cảm và thăng hoa của một nghệ sĩ. Nói như đạo diễn Trương Dũng và Dustin Nguyễn thì nữ giới làm nhà sản xuất phù hợp hơn cánh mày râu. Thực tế đã chứng minh điều này, các nữ giám đốc sản xuất của phim Việt đều là những người am hiểu về điện ảnh và quy trình sản xuất một bộ phim nên giới làm nghề rất yên tâm khi cộng tác với họ.

Tuy nhiên, ngoài khó khăn về tìm và thẩm định kịch bản hay, nhân sự giỏi xác định thị hiếu khán giả thì về cơ bản, một giám đốc sản xuất phải biết tính toán cần bao nhiêu kinh phí để sản xuất, mời đạo diễn và diễn viên cho phù hợp... đến giám sát sản xuất, tìm nhà phát hành, chọn thời điểm ra mắt phim thích hợp, quảng cáo, tiếp thị và còn phải là người đứng giữa nhà đầu tư và đạo diễn để cân bằng giữa yếu tố thương mại và chuyên môn.

Nhiều bộ phim đầu tư hàng chục tỷ đồng, chọn sai thời điểm phát hành là lỗ nặng. Như Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh cho biết: "Với thị trường điện ảnh Việt Nam hiện tại, chỉ cần cho ra đời một bộ phim "làm thế nào để đừng lỗ" đã là khó. Nếu nhà sản xuất làm ra một bộ phim không được đón nhận, xem như công sức, tiền bạc của cả ekip đổ sông đổ biển".

"Làm phim ở Việt Nam nói chung vẫn còn là nghề quá cực khổ và gian nan. Khi phim thành công thì vui, còn khi phim thất bại lại day dứt, trăn trở. Nếu không có nghị lực và đam mê cùng sự ủng hộ của những người đồng hành thì chắc chắn nữ giới chúng tôi khó làm tốt vai trò của một nhà sản xuất", bà Vũ Thị Bích Liên chia sẻ.

 

Nguyễn Hưng-H. Xuân

Tin khác

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024); đồng thời, đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Đời sống văn hóa
Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

Về đất Tổ nghe Xoan làng cổ

(CLO) Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn trường tồn với thời gian, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hát Xoan làng cổ trở thành một dấu ấn riêng biệt để du khách thập phương lại có thêm lý do tìm về nơi miền quê đất Tổ.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn 'đại tiệc ánh sáng' tại Lễ hội Hoa Lư 2024

Ninh Bình: Gần 1.000 thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn "đại tiệc ánh sáng" tại Lễ hội Hoa Lư 2024

(CLO) Màn trình diễn ánh sáng hiện đại (Drone light) với gần 1 nghìn máy bay tự động trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2024 tại Ninh Bình hứa hẹn mang đến những cảm xúc lắng đọng và sự mãn nhãn cho người xem.

Đời sống văn hóa
Gần 200 nghệ sĩ sẽ biểu diễn nhạc Jazz tại Nha Trang

Gần 200 nghệ sĩ sẽ biểu diễn nhạc Jazz tại Nha Trang

(CLO) Gần 200 nghệ sĩ, ban nhạc Việt Nam và quốc tế sẽ đến Khánh Hoà để biểu diễn tại Chương trình Jazz Quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024.

Đời sống văn hóa