Điện Biên: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 5,5%

Thứ hai, 22/07/2024 16:03 PM - 0 Trả lời

Dự kiến đến hết năm 2024, tại tỉnh Điện Biên tổng số hộ nghèo giảm còn 31.385 hộ, chiếm tỷ lệ 22,03%; giảm 12,87% tỷ lệ hộ nghèo so với đầu kỳ đạt 80,43% mục tiêu đến 2025. Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm bình quân hàng năm từ 5,5% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 5%.

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia là Lào và Trung Quốc dài 455,573 km. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện với 129 xã, phường, thị trấn trong đó có 126 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc và miền núi (có 92 xã đặc biệt khó khăn; 29 xã biên giới); có 07 huyện nghèo (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ). Năm 2023, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 35.922 hộ, chiếm tỷ lệ 25,68%.

Xác định Chương trình giảm nghèo bền vững là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, chỉ đạo và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp và kịp thời ban hành các văn bản triên khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

dien bien ty le ho ngheo giam binh quan hang nam tu 55 hinh 1

Người dân phấn khởi nhận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên để phát triển kinh tế hộ, vươn lên thoát nghèo.

Căn cứ Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 cùa Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2000/KH-UBND ngày 30/6/2022 về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh và các quyết định, kế hoạch để triển khai thực hiện; Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm:

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo giảm hằng năm từ 5,5% trở lên; đạt mục tiêu kế hoạch.

Tỷ lệ huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn: thực hiện mục tiêu theo kế hoạch đến năm 2025, tỉnh Điện Biên có 02 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hằng năm giảm trên 5%, đạt mục tiêu kế hoạch.

100% các xã trên địa bàn huyện nghèo có Trạm Y tế xã. 100% Trạm Y tế thuộc huyện nghèo có bác sĩ hoạt động; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên địa bàn huyện nghèo giảm từ 17,6% năm 2021 xuống còn 16,8% năm 2023; Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện nghèo giảm từ 29,0% năm 2022 xuống còn 28,3%; số Trạm Y tế xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tăng từ 75 trạm năm 2021 lên 86 trạm năm 2022. Năm 2023, thực hiện Bộ tiêu chí mới theo Quyết định 1300/QĐ-BYT, dự kiến có 28 Trạm Y tế xã thuộc huyện nghèo đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Tỷ lệ trẻ em thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS đạt 97,2%; tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi học THPT và tương đương đạt 72,2%; tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 đạt 97,2%; tỷ lệ trẻ em 3 tháng - 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5,7%; tỷ lệ trẻ 3 tháng - 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là 7,6%; Tỉ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%. Các huyện nghèo có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT đạt trung bình trên 88%.

dien bien ty le ho ngheo giam binh quan hang nam tu 55 hinh 2

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, anh Quảng Văn Việt, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã đầu tư nuôi trâu sinh sản cho thu nhập ổn định.

Thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tinh trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3559/KH-UBND ngày 02/11/2022 hỗ trợ huyện Mường Ảng và Tuần Giáo tỉnh Điện Biên thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025.

Phấn đấu đến cuối năm 2025, huyện Mường Ảng và Tuần Giáo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Các huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Trong quá trình triển khai dự án, tích cực tuyên truyền, kết hợp vận động Nhân dân bằng nhiều hình thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để Nhân dân tham gia ủng hộ, hiến đất, chấp hành phương án giải phóng mặt bằng tạo mặt bằng sạch để thi công; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; phấn đấu đạt mục tiêu là huyện thoát khỏi tình trạng nghèo. Lồng ghép có hiệu quả đối với các dự án thuộc các nguồn vốn khác với nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi trên địa bàn các xã, bản đặc biệt khó khăn. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản đáp ứng mục tiêu theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên, cho biết thêm, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay, 100% huyện nghèo của Điện Biên đều được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh. Từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn chương trình, Điện Biên đã phân bổ thực hiện 119 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông.

Tuy đã đạt được những mặt tích cực nhưng kết quả giảm nghèo trên địa bàn chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn cao, một số hộ nghèo có xu hướng thoát lên cận nghèo; chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc còn cao, tiềm ẩn nhiều yếu tố gia tăng khoảng cách. Tình trạng thiếu đất canh tác nông nghiệp còn tồn tại ở nhiều vùng. Các điều kiện khó khăn hội tụ ở người nghèo nhiều nên khó khắc phục ngay được, một bộ phận người nghèo, hộ nghèo còn lúng túng để tự lựa chọn phương thức thoát nghèo.

Hiện nay một số nội dung về bất cập về cơ chế, đối tượng tại một số tiểu dự án. Dự án quy định còn vướng mắc chưa tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện, chưa được tháo gỡ.

Tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn chưa cao.

Một số xã còn khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do chưa có hướng dẫn việc mua sắm cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá dịch vụ do người dân trực tiếp sản xuất; Một số cây trồng được chuyển đổi nhưng kém phát triển do không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu hoặc do không có sự chăm sóc của người dân.

Trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã không đồng đều, hay thay đổi, luân chuyển cán bộ mới vì vậy mất nhiều thời gian cho công tác cập nhật thông tin và làm quen công việc. Thiếu cán bộ làm việc chuyên trách, nên khó khăn, chậm tiến độ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Một số Sở, ban ngành thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chưa đầy đủ theo yêu cầu về nội dung và chưa đảm bảo tiến độ đề ra, khó khăn cho cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo trong quá trình tổng hợp.

Biểu mẫu tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai doạn 2021 - 2025 phức tạp, một số chỉ tiêu khó tổng hợp nhất là đối với cơ sở dẫn đến việc tổng hợp chưa đạt kết quả cao. Một số tiêu chí tài sản về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2022, chưa phù hợp với tính chất vùng miền.

Lý do xảy ra tồn tại hạn chế trên vì Điện Biên là tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế lớn; kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, các dịch vụ, điều kiện sản xuất chưa đáp úng được yêu cầu, mặt khác thiên tai, lũ lụt, gió lốc liên miên diễn biến phức tạp. Nhiều địa bàn xã thôn bản đặc biệt khó khăn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ôn định như di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật và các vấn đề xã hội bức xúc như thất nghiệp, tệ nạn, tội phạm ma túy.

Các hộ nghèo phần lớn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống rải rác tại các xã đặc biệt khó khăn và xã khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; cơ sở hạ tầng thiết yếu còn yếu kém chưa đồng bộ, điều kiện thực tế về đời sống, sản xuất kinh doanh tại các địa bàn vùng cao, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số kém phát triến, còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các cơ sở cung cấp con giống, vật nuôi trên địa bàn chưa đáp ứng được theo Luật Chăn nuôi do đó khó khăn trong việc cung ứng giống.

Đối với cấp Trung ương: Một số Bộ, ngành Trung ương chưa ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đến thời điểm báo cáo, tuy đã có một số sửa đổi, bổ sung, văn bản trả lời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành Trung ương, tuy nhiên một số nội dung phải chờ các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung.

Đối với cấp tỉnh: Một số thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo còn thiếu chủ động trong kiểm tra, đôn đốc cấp cơ sở thực hiện; một số sở, ban, ngành được phân công giúp các xã đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện mục phát triên kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững còn hạn chế. Đối với cấp huyện: Vai trò chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của một số UBND và các phòng ban chuyên môn cấp huyện chưa quyết liệt, chưa thường xuyên, liên tục; công tác triển khai thực hiện Chương trình ở các huyện nghèo, chính sách hỗ trợ sản xuất còn thấp. Chưa có nhiều giải pháp phù hợp thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương.

Đối với cấp xã và hộ nghèo: Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa xác định được công tác giảm nghèo là trách nhiệm của mình, còn cho đó là trách nhiệm của cấp tỉnh và cấp huyện. Xác định các mục tiêu, giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo còn chung chung, chưa cụ thể; công tác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cấp xã còn lúng túng (một số ít cán bộ có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm do đó chưa quyết tâm triển khai thực hiện). Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở trình độ còn hạn chế, nên ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại địa phương. Đối với hộ nghèo: Một bộ phận không nhỏ người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên chưa quyết tâm vươn lên thoát nghèo; một số hộ còn muốn rơi vào diện hộ nghèo để thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Trang Lê

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Hà Nội: Cháy lớn tại một xưởng in trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

(CLO) Chiều 19/9, đám cháy lớn đã bùng phát tại một xưởng in trên đường Quang Tiến (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với cột khói bốc cao hàng chục mét, thiêu rụi khoảng 400m2 nhà xưởng.

Đời sống
Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

Bão số 4 đã qua, miền Trung vẫn tiếp tục mưa lớn hết ngày mai

(CLO) Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã nằm trên khu vực phía Nam Lào. Dự báo, mưa lớn vẫn còn tiếp tục ở vùng Thanh Hoá đến Quảng Trị trong đêm nay kéo dài đến hết ngày 20/9, mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.

Đời sống
Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

Hai bố con ở Nghệ An thoát chết sau khi bị cây to gãy đè lên người

(CLO) ​​Khi phát hiện hai người trên xe máy bị cây to đè trúng người, người dân Nghệ An đã tri hô, hỗ trợ chặt cành cây, đưa hai nạn nhân thoát ra ngoài an toàn.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày 20/9: Khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị mưa lớn

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 20/9, khu vực Thanh Hoá đến Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn, có nơi trên 350mm. Dự báo đến ngày 21/9, mưa lớn ở Trung Bộ sẽ giảm dần.

Đời sống
Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

Quảng Ninh: Nhiều giải pháp hỗ trợ công tác thu gom, tiêu thụ gỗ rừng bị gãy đổ do bão số 3

(CLO) Hiện nay, việc thu gom, tiêu thụ cây rừng gãy đổ do bão gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, ngày 19/9 UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp với người dân và các sở ngành liên quan để bàn giải pháp hỗ trợ liên quan đến nội dung này.

Đời sống