Điện đàm Mỹ-Trung: Ông Tập kêu gọi đàm phán, ông Biden lo ngại Trung Quốc hỗ trợ Nga

Thứ bảy, 19/03/2022 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Nga. Trong khi đó, ông Tập mong muốn các bên đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Hai nhà lãnh đạo nói gì?

Theo Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Biden đã nêu ra "những tác động" không tốt nếu Bắc Kinh hậu thuẫn chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

dien dam my trung ong tap keu goi dam phan ong biden lo ngai trung quoc ho tro nga hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói chuyện trong tuần này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng trực tuyến. Ảnh: AFP

“Tổng thống nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở, nhằm quản lý sự cạnh tranh giữa hai nước", Nhà Trắng cho biết thêm về cuộc điện đàm.

Cuộc điện đàm kéo dài gần 2 giờ giữa ông Biden và ông Tập diễn ra vào thời điểm quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Nga. Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Tổng thống đã trình bày rất rõ ràng những tác động sẽ xảy ra nếu họ hỗ trợ vật chất”.

Trong khi đó, theo truyền thông Trung Quốc, ông Tập nói với ông Biden rằng cuộc chiến ở Ukraine phải kết thúc càng sớm càng tốt. "Các ưu tiên hàng đầu hiện nay là tiếp tục đối thoại và đàm phán, tránh thương vong cho dân thường, ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo, ngừng giao tranh và kết thúc xung đột càng sớm càng tốt", ông Tập nói với ông Biden trong cuộc điện đàm.

Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV, ông Tập nói thêm rằng "quan hệ giữa các nhà nước không thể chuyển sang giai đoạn thù địch quân sự". Trung Quốc và Mỹ nên "gánh vác các trách nhiệm quốc tế", ông Tập được trích lời nói, cũng như tuyên bố rằng "hòa bình và an ninh là những kho báu quý giá nhất của cộng đồng quốc tế".

Ông Tập còn nói rằng: “Kỷ nguyên phát triển hòa bình đang phải đối mặt với những thách thức gay gắt”, và cho biết thêm cuộc khủng hoảng Ukraine “không phải là điều chúng tôi muốn thấy”.

Về quan hệ Mỹ-Trung

Trong nỗ lực cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan và cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gặp nhau tại Rome vào đầu tuần này trong cuộc hội đàm kéo dài 7 giờ. Mỹ và Trung Quốc đã gặp khó khăn trong nhiều năm về thương mại, cũng như các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Hồng Kông.

dien dam my trung ong tap keu goi dam phan ong biden lo ngai trung quoc ho tro nga hinh 2

Ông Tập kêu gọi Trung Quốc và Mỹ hợp tác để chấm dứt xung đột ở Ukraine. Ảnh: Xinhua

Ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gặp nhau vào đầu tháng 2, vài tuần trước cuộc xung đột, khi nhà lãnh đạo Nga tới Bắc Kinh để dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông. Trong chuyến thăm của Putin, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một tuyên bố dài 5.000 từ tuyên bố "tình hữu nghị" không giới hạn giữa hai nước.

Bất chấp mối quan hệ thân thiện với Nga, Trung Quốc - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới - có ràng buộc chặt chẽ với Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác. Bởi vậy, Trung Quốc đã cố gắng duy trì quan điểm cân bằng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine hôm thứ Hai từng nói: "Trung Quốc là một quốc gia thân thiện đối với người dân Ukraine. Với tư cách là một đại sứ, tôi có thể nói một cách có trách nhiệm rằng Trung Quốc sẽ mãi mãi là một đối tác tốt với Ukraine, cả về kinh tế và chính trị".

Hoàng Hải (theo AP, AFP)

Bình Luận

Tin khác

Tàu chở nhiên liệu Nga trật bánh và bốc cháy, truyền thông nói do Ukraine phóng UAV

Tàu chở nhiên liệu Nga trật bánh và bốc cháy, truyền thông nói do Ukraine phóng UAV

(CLO) Truyền thông Nga cho biết, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã làm trật bánh một đoàn tàu chở nhiên liệu và gây ra hỏa hoạn ở khu vực Volgograd phía nam nước Nga.

Thế giới 24h
Lũ lụt kéo dài ở Brazil dấy lên viễn cảnh con người phải di cư do biến đổi khí hậu

Lũ lụt kéo dài ở Brazil dấy lên viễn cảnh con người phải di cư do biến đổi khí hậu

(CLO) Miền nam Brazil đang phải hứng chịu những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến hàng trăm nghìn người phải di dời và nhiều thị trấn bị nhấn chìm. Đây là một minh chứng nữa cho thấy con người có thể sẽ phải di cư nhiều hơn do tác động của biến đổi khí hậu.

Thế giới 24h
La Nina có 50% khả năng xảy ra trong năm nay

La Nina có 50% khả năng xảy ra trong năm nay

(CLO) Ngày 14/5, cơ quan thời tiết Úc cho biết đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy hiện tượng thời tiết La Nina có thể hình thành ở Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Thế giới 24h
Mỹ bất ngờ cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga

Mỹ bất ngờ cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga

(CLO) Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga, bất chấp đang phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân này từ Moscow.

Thế giới 24h
Nga tràn quân khắp chiến tuyến, Ukraine bắt đầu thấy hụt hơi và quá sức

Nga tràn quân khắp chiến tuyến, Ukraine bắt đầu thấy hụt hơi và quá sức

(CLO) Trong các cập nhật về tình hình chiến sự những ngày qua, quân đội Ukraine liên tục có những thông báo bi quan, từ "tiếp tục chiến đấu phòng thủ" đến "tình hình xấu đi đáng kể", "Nga đã giành được thành công chiến thuật".

Thế giới 24h