Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
Theo dõi báo trên:
Đến dự Lễ bế mạc có: Ông Trần Lưu Quang- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Về phía Hội Nhà báo Việt Nam có: Ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Lợi - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Cùng với đó là các quý đại biểu là lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, các vị khách quý đại diện là đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, TP HCM và các địa phương.
Sau hai ngày tổ chức (15-16/3), có thể nói Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã thành công rực rỡ. 12 phiên họp của Diễn đàn (trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc và bế mạc và 10 phiên thảo luận) đã diễn ra hết sức chất lượng với sự tham gia của hơn 60 diễn giả là các nhà báo dạn dày kinh nghiệm, lãnh đạo cơ quan báo chí hàng đầu Việt Nam, các chuyên gia truyền thông quốc tế uy tín.
Các phiên thảo luận gồm: Nâng cao tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hoá báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Đầu tư ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các toà soạn; Đa dạng nguồn thu các cơ quan báo chí; Phóng sự, điều tra - Hành trình làm điều có ích; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; Phát thanh năng động trong môi trường số; Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo; Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số.
Sự tham gia đông đảo với tinh thần trách nhiệm rất cao của hàng trăm các đại biểu gồm các nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, lãnh đạo các Hội Nhà báo trong cả nước, các chuyên gia truyền thông trong nước và quốc tế… đã làm nên chất lượng và sức thu hút của các phiên thảo luận.
Cùng với đó, rất nhiều hiến kế, giải pháp, đề xuất thú vị đã được đưa ra, hoàn toàn là những gợi mở đáng lưu tâm cho các cơ quan quản lý báo chí cũng như các cơ quan báo chí.
Có thể nói, Diễn đàn Báo chí toàn quốc đã là điểm nhấn đẹp của Hội Báo toàn quốc 2024, hứa hẹn những mùa Diễn đàn thành công tiếp theo.
Phát biểu bế mạc diễn đàn, ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ: “Chúng ta vừa tổ chức thành công 1 phiên khai khai mạc và 10 phiên thảo luận về 10 vấn đề trọng yếu của báo chí Việt Nam, với sự tham gia của 60 diễn giả, khách mời trong nước và quốc tế, thu hút hàng ngàn tham dự viên. Rất nhiều tham luận, ý kiến đánh giá, thảo luận tâm huyết từ các nhà báo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu dành cho Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024”.
Theo ông Lê Quốc Minh, tại 10 phiên thảo luận, các tham luận, ý kiến của các diễn giả, khách mời và sự tương tác tại các phiên thảo luận đã đóng góp phần làm sáng tỏ những hơn từng chủ đề của Diễn đàn; gợi mở cho các nhà báo, các nhà quản lý báo chí hướng ứng dụng và các giải pháp đổi mới sáng tạo, nâng tầm chiến lược và tính thực tế cho các cơ quan báo chí để chúng ta tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên số hiện nay.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tóm lược những nội dung nổi bật và kết luận cụ thể với từng phiên thảo luận. Cụ thể, phiên thứ nhất: "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí" do Nhà báo Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân chủ trì.
Theo đó, các tham luận và thảo luận đã nêu thành công, kinh nghệm, những vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn và dư địa về cơ chế chính sách cần bổ khuyết - những vấn đề báo chí mức độ này hay mức độ khác đang đối mặt…; đề cập đến mối quan hệ lý luận và thực tiễn về tính Đảng và tính định hướng, vai trò tổng kết thực tiễn để nâng tầm lý luận; Yêu cầu đảm bảo tính chuẩn xác, khoa học, thiết thực, hay, hấp dẫn của báo chí, thông qua đó thu hút công chúng, định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội bằng tác phẩm báo chí của mình.
Các ý kiến đã thống nhất cao ở những vấn đề mấu chốt cơ bản: Đó là vai trò quan trọng của báo chí cách mạng trong tuyên truyền phố biến định hướng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước; cầu nối gắn bó mật thiết với nhân dân; lực lượng tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần chống lại cái xấu cái tiêu cực, bảo vệ tôn vinh cái đẹp, giá trị nhân văn.
Khẳng định tính Đảng, tính định hướng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hoạt động báo chí cách mạng, các ý kiến cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức to lớn. Đó là cạnh tranh thông tin trong kỷ nguyên số, khi tâm lý, thị hiếu công chúng thay đổi, phương tiện thay đổi. Là những hạn chế, điểm yếu, dư địa đổi mới nằm ngay trong bản thân cơ chế hoạt động của các cơ quan báo chí của Đảng. Đó là sự trì trệ xơ cứng ở một bộ phận người làm báo.
Bên cạnh đó là sự chậm đổi mới trong phương thức quản trị toà soạn, chỉ đạo thông tin, đầu tư cho đội ngũ và cơ sở vật chất làm báo; tính bất xứng trong kỳ vọng về trách nhiệm dẫn dắt chủ đạo thông tin với cơ chế đã bộc lộ khiếm khuyết, đầu tư không đúng tầm và đội ngũ không theo kịp cả về năng lực trình độ và bản lĩnh.
Phiên thứ hai: "Xây dựng môi trường văn hóa báo chí" do Nhà báo Nguyễn Anh Vũ, Tổng biên tập Báo Văn hoá điều phối và chủ trì.
Việc xây dựng môi trường báo chí văn hóa và người làm báo văn hóa trở thành yêu cầu không thể thiếu và hết sức cấp thiết đối với hết thảy các cơ quan báo chí Việt Nam. Đời sống báo chí càng biến động, môi trường văn hóa báo chí càng phải được thiết lập, càng phải là bệ đỡ vững vàng để báo chí Việt Nam phát triển lành mạnh, đúng định hướng, chuyên nghiệp, hiện đại nhưng phải thực sự nhân văn.
Một số kết luận chính được ông Lê Quốc Minh nêu về chủ đề phiên thứ hai: Một là, môi trường văn hóa báo chí là bệ đỡ để báo chí Việt Nam phát triển đúng định hướng, chuyên nghiệp. Cần đề cao yếu tố văn hóa trong hoạt động nghiệp vụ và trong tác phẩm báo chí; nêu cao tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, lan tỏa những điều tốt đẹp, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực, bồi đắp nền tảng tinh thần tốt đẹp cho xã hội
Hai là, phải dựng được một cái lõi văn hóa, từ việc nghiêm chỉnh thực hiện 6 tiêu chí trong xây dựng cơ quan báo chí văn hóa; 6 tiêu chí của người làm báo văn hóa; việc thực hiện các quy định về Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo; đánh giá về “hàm lượng” văn hóa của các tác phẩm báo chí thời gian qua; các cơ quan báo chí phải làm gì để thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
Ba là, câu chuyện kinh tế có làm “phai nhạt” yếu tố văn hóa trong hoạt động báo chí? Theo ông Lê Quốc Minh, thực tế hiện nay, với những tòa soạn báo chí có kinh tế khó khăn thì kéo theo hệ lụy, đó là tạo gánh nặng lên vai của người làm báo, người làm nội dung. Trong khi đó vấn đề kinh tế báo chí phải có một đội ngũ chuyên sâu thực hiện thì mới có thể đảm bảo. Cơ quan quản lý báo chí phải sáng tạo, năng động để tìm ra được nguồn kinh tế đảm bảo, để từ đó người làm báo mới có thể sống được với nghề báo của mình. Những người làm báo phải tìm đến những giá trị đích thực và vốn có của nghề báo. Đó là tính nhân văn, sự trung thực, là chiến đấu vì công lý.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, nội dung là Vua. Công nghệ là Nữ Hoàng, Vua và Nữ Hoàng cùng được “chào đón” tại Phiên thứ ba: "Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội" do PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam điều hành, sự tham gia của diễn giả Kah Whye Lee, Giám đốc Châu Á, Hiệp hội Báo chí xuất bản thế giới và 7 chuyên gia, lãnh đạo cơ quan báo chí trong nước.
Báo chí dữ liệu có vị trí trung tâm và vai trò cốt lõi trong tiến trình phát triển báo chí số trên thế giới và Việt Nam, là giải pháp mạnh để thực thi chiến lược nội dung vượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ quan báo chí. 4 tham luận là cơ sở cho thảo luận và hỏi đáp, được trình bày tại Diễn đàn có chủ đề: Chiến lược nội dung báo chí vượt trội - Xu hướng và kinh nghiệm thế giới; Chiến lược nội dung vượt trội của Báo Nhân Dân và vai trò của báo chí dữ liệu; Phương thức tổ chức, thực hiện báo chí dữ liệu ở các cơ quan báo chí tại Việt Nam; Ứng dụng khoa học dữ liệu để phát triển nội dung báo chí vượt trội.
Kết quả thảo luận cho thấy: Một là, các cơ quan báo chí cho chiến lược nội dung vượt trội hiệu quả đều phải phát triển báo chí dữ liệu. Nguồn dữ liệu mở, dữ liệu liên kết, dữ liệu tự thân của các cơ quan báo chí, đặc biệt là dữ liệu cho việc phân tích xu hướng báo chí sẽ là cơ sở cho việc lọc và làm giàu dữ liệu, phân tích đánh giá, trực quan hoá dữ liệu là những thao tác cơ bản để ứng dụng báo chí dữ liệu trong kể chuyện đa phương tiện, tạo tính đặc sắc và vượt trội của nội dung báo chí.
Hai là, để phát triển báo chí dữ liệu, cần hiểu rõ bản chất, vai trò, điều kiện thực thi nó, có giải pháp tổng thể trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn năng lực, nguồn lực, xu hướng thế giới, đặc thù công chúng của từng cơ quan báo chí. Chỉ có nội dung vượt trội khi cơ quan báo chí đổi mới sáng tạo cả 4 lĩnh vực: chiến lược sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực công chúng - khách hàng và kinh tế báo chí truyền thông.
Ba là, báo chí dữ liệu là hướng đi không thể tách rời dòng chảy báo chí Việt Nam. Theo ông Lê Quốc Minh, để có một sự phát triển bền vững, ngoài tự thân các cơ quan báo chí chủ động nghiên cứu, tìm kiếm cho riêng mình mô hình báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội thì cần xây dựng một hệ sinh thái báo chí truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới báo chí số. Thông qua hệ sinh thái này, các cơ quan báo chí có khả năng sẵn sàng chia sẻ, kết nối dữ liệu.
Để thực hiện điều này, vai trò của các cơ quan có tính định hướng, quản lý, dẫn dắt như Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Hội Nhà báo Việt Nam rất quan trọng. Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tham mưu, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; Hội Nhà báo có vai trò dẫn dắt, tư vấn xây dựng các mô hình quản lý và mô hình nghiệp vụ của các cơ quan báo chí trong xây dựng hệ sinh thái này.
Phiên thứ tư: "Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn" do Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam điều hành.
Theo Báo cáo Triển vọng 2023-2024 của Hiệp hội các nhà xuất bản Tin tức thế giới (WAN-IFRA), trọng tâm đầu tư phát triển của các tòa soạn trên thế giới những năm tới sẽ nhắm vào Công nghệ và Trí tuệ Nhân tạo. Đối với các cơ quan báo chí Việt Nam, đây là bài toán hóc búa khi phần lớn các tòa soạn đều không chủ động được về mặt công nghệ, lại đang đối mặt với tình trạng các nguồn thu truyền thống đang ngày một sụt giảm.
Trong bối cảnh đó, những bài học kinh nghiệm của các tòa soạn đang đi tiên phong về đổi mới sáng tạo, những lời khuyên từ các chuyên gia của WAN-IFRA (ông Kah Whye Lee, Giám đốc khu vực châu Á), Google (bà Nguyễn Thùy Dương, Giám đốc Hợp tác các Nhà xuất bản Tin tức khu vực châu Á-Thái Bình Dương)… sẽ là kim chỉ nam để các cơ quan báo chí học hỏi, vận dụng vào thực tiễn.
Các tham luận cũng như phần hỏi đáp của các diễn giả tập trung vào các vấn đề sau: Báo chí trong kỷ nguyên số sẽ không thể tách rời công nghệ, thậm chí công nghệ đang dẫn dắt báo chí và đa phần các tòa soạn lớn sẽ phát triển theo xu hướng trở thành các tập đoàn công nghệ-truyền thông. Nhưng muốn thực hiện tham vọng đó, các tòa soạn cần phải đa dạng hóa nguồn thu, phát triển những mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Như vậy, việc đầu tư cho công nghệ cũng chính là hướng đến phương thức tạo nguồn thu mới, thay thế cho các nguồn thu truyền thống.
Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang trở thành nhân tố có thể làm thay đổi cuộc chơi, không chỉ với báo chí mà còn trên bình diện rộng hơn. CEO của tập đoàn truyền thông Ringier, Ladina Ladina Heimgartner gần đây có nói rằng báo chí đã để lỡ tàu trong cuộc cách mạng công nghệ, kết quả là đã bị các nền tảng xuyên biên giới bỏ xa; vì vậy, báo chí hãy tranh thủ cưỡi sóng trong cuộc cách mạng AI. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí Việt Nam lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thiếu hành lang pháp lý cho đến công nghệ lõi để bước vào sân chơi này.
Từ các vấn đề trên, các chuyên gia sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp để các tòa soạn vừa và nhỏ cũng có thể lựa chọn và tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn, nhằm bắt kịp với xu hướng của báo chí thế giới. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã và đang xúc tiến những chương trình, kế hoạch, phối hợp với những cơ quan, tổ chức quốc tế như WAN-IFRA, Google nhằm hỗ trợ các cơ quan báo chí Việt Nam.
Phiên thứ 5: "Đa dạng nguồn thu các cơ quan báo chí" do nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo đầu tư điều hành. Thảo luận cho một số kết luận chính. Thứ nhất là, nguồn thu báo chí đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan báo chí hiện nay. Bởi nếu chỉ trông chờ, phụ thuộc nhiều vào quảng cáo, các cơ quan báo chí sẽ luôn phải đối diện với nguy cơ sụt giảm doanh thu, trong bối cảnh nhiều cách tìm khách hàng không còn phải đi qua các cơ quan báo chí.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã và đang tìm những phương thức quảng bá sản phẩm, bán hàng có hiệu quả khác. Thêm nữa, việc các trang tin, trang mạng xã hội lấy lại nội dung có chọn lọc một cách chủ đích từ các cơ quan báo chí cũng thu hút doanh thu quảng cáo khiến miếng bánh kinh tế cho các cơ quan báo chí ngày một nhỏ đi.
Thứ hai là, các tòa soạn đang nỗ lực đa dạng hóa tiếp cận độc giả bằng cách tiếp cận các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn. Trong đó, nỗ lực đa dạng các kênh tiếp cận độc giả, bởi có độc giả mới có nguồn thu.
Cuối cùng là, các cơ quan báo chí đã có những bước chuyển mới khi phần lớn nguồn thu hiện nay chuyển sang nền tảng số. Sự chuyển đổi này đến từ việc đầu tư nhiều vào công nghệ, thay đổi tư duy, thói quen làm báo của các nhóm phóng viên, biên tập viên.
Phiên thứ 6: "Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích" do Nhà báo điều tra Đỗ Doãn Hoàng, Báo điện tử Dân Việt chủ trì.
Các diễn giả thống nhất rằng phóng sự, phóng sự điều tra thường đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và khám phá sâu sắc về một vấn đề cụ thể. Các nhà báo phải tiếp cận các nguồn thông tin, điều tra, phỏng vấn và tạo ra nội dung có chất lượng cao và chi tiết để cung cấp thông tin đáng tin cậy và chính xác cho công chúng. Đã có những bài học xương máu đằng sau trang viết. Do đó để làm báo chí điều tra cần kiến thức, cái tâm trong sáng và một tinh thần dấn thân.
Để phát triển báo chí điều tra, có 4 giải pháp và kiến nghị sau đây: Một là, tiếp tục có chương trình, giáo trình, có đội ngũ nhân sự để đào tạo các phóng viên điều tra ngay từ khi các em còn học đại học.
Hai là, tại các cơ quan báo chí nhất là các cơ quan báo chí lớn, tuỳ điều kiện khôi phục lại nhóm/ tổ/ phòng ban chuyên về thể loại điều tra. Trên các số báo; giao diện; chương trình của các cơ quan báo chí nên duy trì những chuyên mục, mục, chương trình với tên gọi gắn với thể loại nhằm “giữ lửa” cho thể loại và giữ chân độc giả yêu thích thể loại này đồng thời lôi kéo phát triển các nhóm độc giả mới.
Ba là, cần có cơ chế chính sách phù hợp về điều kiện làm việc, thu nhập, nhằm khuyến khích những cây viết lĩnh vực này yên tâm công tác, có thu nhập khá, có sự đảm bảo khi gặp rủi ro, sự cố. Cần thiết có thể thành lập “Quỹ phòng ngừa rủi ro”. Cơ quan báo chí ưu tiên đầu tư về công nghệ phương tiện để hỗ trợ các tác phẩm báo chí không chỉ có chất lượng cao mà còn có hình thức hấp dẫn, tiếp cận nhanh nhất đến độc giả.
Bốn là, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cần nghiên cứu cơ chế, chính sách; đưa ra các kiến nghị để coi người làm báo chí điều tra là những người thi hành công vụ.
Phiên thứ 7: "Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI" do Nhà báo, TS Tạ Bích Loan, Trưởng ban Sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam điều hành.
Ông Lê Quốc Minh cho biết, sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo ra những thách thức, đồng thời cũng mang lại sự hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành truyền hình nói riêng và báo chí nói chung. Những triển vọng đang đặt ra là gì? Và đâu là những câu hỏi lớn mà ngành truyền hình cần giải quyết để có thể phục vụ được người xem một cách tốt nhất, thoả mãn nhu cầu khán giả và đem lại nguồn lợi nhuận cao cho đơn vị báo chí truyền hình?
Với 4 bản trình bày, phiên thảo luận và những video trình chiếu, hội thảo đã đi tới những nhận định: Công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh có tính cách mạng trong việc tạo ra những hình ảnh và nội dung sinh động. Đồng thời, đây cũng là một công cụ để hiểu và phục vụ được công chúng một cách tốt nhất.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh sẽ tạo ra sự giải phóng sức lao động, cũng như nâng cao năng suất lao động một cách vượt bậc trong sản xuất sản phẩm truyền hình. Điều đó giúp cho ngành truyền hình phát huy được thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó, những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo tạo sinh mang lại cũng là những thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình.
Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những nội dung tương tự như những nội dung có bản quyền. Điều này dẫn tới sự vi phạm sở hữu trí tuệ. Khi thông tin ban đầu là không chính xác, dễ gây hiểu lầm; hoặc dữ liệu không đầy đủ, sai lệch; thậm chí là thông tin giả, các mô hình AI sáng tạo khó có thể kiểm chứng một cách minh bạch về các sự thật khách quan.
Sự bất bình đẳng, thiên vị, phản ánh những thông tin thiếu tính nhân văn… cũng có thể là những rủi ro mà trí tuệ nhân tạo tạo sinh có thể mang lại cho truyền hình nếu chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ này.
Không thể phủ nhận, trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang và sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên vai trò của trí tuệ con người đối với những sản phẩm mà trí tuệ nhân tạo tạo ra càng cần phải được phát huy và tập trung cao độ. Song song với đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI, chúng ta cần tiếp tục tạo ra và chia sẻ những thông tin mang tính xác thực và có giá trị nhân văn. Đó là những dữ liệu đóng góp vào kho dữ liệu lớn của Việt Nam. Từ đó, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển rất lớn, giá trị năng lực cạnh tranh của truyền hình cũng ngày càng tăng lên. Trí tuệ nhân tạo sẽ chắp cánh sáng tạo cho những người làm truyền hình.
Phiên thứ 8: “Phát thanh năng động trong môi trường số”, do TS Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thư ký biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì.
Tại phiên này, đã có 7 tham luận của các diễn giả cùng hàng chục ý kiến của khán giả xoay quanh 3 vấn đề chính là: những đặc điểm và thách thức của phát thanh trong môi trường số; những kinh nghiệm, những cách thức mà các Đài PTTH, các Kênh sóng phát thanh hiện nay đang thực hiện để thích ứng với kỷ nguyên số; những giải pháp để xây dựng chiến lược phát triển của phát thanh trong kỷ nguyên số.
Những tham luận và ý kiến khán giả đều thống nhất: Thứ nhất, chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, không thể cưỡng lại đối với tất cả cơ quan báo chí. Các Đài PTTH cần nhận thức rõ những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội phát triển trong kỷ nguyên số, để có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp.
Thứ hai, để thích ứng với môi trường số, việc thay đổi nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý phát thanh là yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, yếu tố con người là vấn đề trung tâm trong phát triển nội dung số, từ những phóng viên, biên tập viên, đến thính giả.
Thứ ba, cần quan tâm đầu tư nguồn lực, cả nhân lực, vật lực và tài chính để phát thanh phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các loại hình báo chí trong môi trường số.
Và cuối cùng, để các Đài PTTH, các Kênh sóng của Đài TNVN có thể tồn tại, phát triển, rất cần xây dựng chiến lược để phát triển các nội dung phát thanh trên nền tảng số. Chiến lược này đòi hỏi những giải pháp cụ thể, và cả những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền để phát thanh Việt Nam phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các loại hình báo chí khác trên nền tảng số.
Phiên thứ 9: "Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo" do Nhà báo Lê Quốc Vinh điều hành.
Sự phát triển của công nghệ thông tin, điện toán đám mây, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, và nhất là sự hình thành và phát triển của Web3.0 phi tập trung, đang tạo ra những thách thức vô cùng lớn đối với vai trò của báo chí với tư cách là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Mối quan hệ truyền thống giữa báo chí với doanh nghiệp, thông qua hệ thống trung gian là các đại lý media, với các mô hình hợp tác chủ động, như quảng cáo thương mại, hợp tác truyền thông, hoặc là phối hợp trong các dự án xã hội… đang bị chi phối bởi các nền tảng truyền thông mới, nền tảng xuyên biên giới, kể cả các kênh truyền thông có tác động tiêu cực.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm ngân sách quảng cáo trên báo chí và truyền hình. Ngân sách hợp tác truyền thông cũng thu hẹp lại. Nhiều hoạt động mang tính truyền thông xã hội, kinh tế, văn hoá của báo chí khó tìm được các giải pháp xã hội hoá từ phía doanh nghiệp.
Thực tế đòi hỏi cần có những mô hình hợp tác mới giữa báo chí, doanh nghiệp, và các đại lý quảng cáo (media agency), theo đó, lợi ích của các bên phải gắn liền với lợi ích xã hội. Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của các cơ quan báo chí mang ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội trong việc định hướng thông tin, hướng đến những giá trị tích cực và bền vững. Doanh nghiệp cần báo chí để xây dựng và bảo vệ uy tín, giá trị hình ảnh thương hiệu của mình, cho nên doanh nghiệp và các đại lý quảng cáo cũng cần thấy rõ nhiệm vụ ủng hộ và hỗ trợ báo chí, bằng các giải pháp và mô hình hợp tác hiện đại, phù hợp xu thế công nghệ mới.
Cụ thể, một là, không chỉ giới hạn ở các mô hình hợp tác quảng cáo, truyền thông thương hiệu, báo chí và doanh nghiệp hoàn toàn có thể hợp tác trong các hoạt động giáo dục công chúng, tuyên truyền, định hướng khuynh hướng tiêu dùng phù hợp với lối sống xanh, có trách nhiệm, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Điều này cũng trực tiếp mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp đang phát triển theo mô hình ESG – môi trường, xã hội, quản trị bền vững.
Hai là, sự hợp tác xây dựng hình ảnh minh bạch, khách quan cho doanh nghiệp trên các nền tảng báo chí xác tín, tin cậy, chính là cơ sở để xây dựng niềm tin đối với doanh nghiệp. Xu hướng marketing bằng nội dung chính là phương thức hợp lý và hiệu quả, mở đường cho giải pháp hợp tác gọi là branded content - nội dung báo chí mang tính truyền thông cho thương hiệu, dưới nhiều hình thức khác nhau, trên mặt báo hoặc bên ngoài mặt báo, phù hợp cho mô hình đa nền tảng của báo chí hiện đại.
Ba là, doanh nghiệp phải nhận thức lợi ích riêng của mình nằm trong tổng thể lợi ích chung của ngành, của khu vực, của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Việc tham gia cùng báo chí trong các dự án, chương trình truyền thông, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, văn hoá… chính là sự hợp tác sâu rộng và bền vững. Về phía báo chí, cũng cần quan tâm xây dựng những chương trình phù hợp với từng doanh nghiệp, thật sự quan trọng đến đời sống xã hội, và có khả năng hỗ trợ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp một cách tích cực và hiệu quả.
Phiên thứ 10: “Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số”, do Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó TBT Thường trực Báo Pháp Luật TP.HCM điều hành.
Tại đây có 6 tham luận được lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội trình bày về các chủ đề: "Các thiết chế bảo vệ bản quyền báo chí trong môi trường số", "Sự cần thiết và những khó khăn về một liên minh các báo lớn nhằm bảo vệ bản quyền", "Vi phạm bản quyền báo chí của các nền tảng Mạng xã hội", "Bảo vệ bản quyền dưới góc độ quy chuẩn đạo đức nhà báo", "Ứng dụng công nghệ trong bảo vệ và khai thác bản quyền báo chí trên môi trường số", "Bản quyền truyền hình – các vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ chính trị và kinh tế truyền thông"
Nội dung phiên thảo luận cho thấy để thực hiện tốt chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực báo chí, một trong những thách thức lớn là vấn nạn vi phạm bản quyền nội dung số. Nếu không bảo vệ được bản quyền báo chí, không thể khuyến khích nhà báo và các cơ quan báo chí đầu tư vào phát triển nội dung. Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Cuộc thảo luận đặt ra các vấn đề sau đây: Một là, hệ thống văn bản pháp luật về tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và quyền liên quan là cơ sở để cảnh báo, ngăn ngừa, phát hiện và xử phạt vi phạm. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập và phân tán. Và ở góc độ chủ thể và người sáng tạo nội dung, các nhà báo và cơ quan báo chí cũng còn lúng túng và chưa thật sự quyết liệt trong bảo vệ quyền lợi của mình
Hai là, cùng thảo luận về giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí trong môi trường số; Nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền tác phẩm báo chí; Đóng góp kinh nghiệm xử lý bảo vệ bản quyền báo chí.
Ba là đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật báo chí nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền báo chí và thúc đẩy hoạt động kinh tế báo chí phát triển.
Nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh: Với những nội dung đặc biệt chất lượng của các phiên thảo luận nêu trên, tôi hy vọng rằng những kết quả thảo luận của Diễn đàn báo chí toàn quốc năm nay sẽ được hiện thực hóa và mang lại những thay đổi tích cực trong Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần tiếp tục làm việc cùng nhau, tập trung vào lợi ích của cộng đồng, cùng xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại và đồng hành phát triển với báo chí thế giới.
Theo Nhà báo Lê Quốc Minh, khó khăn, thách thức thì thời kỳ nào cũng có, và quan trọng hơn là nhìn ra được những cơ hội nào để mỗi cơ quan báo chí, dù là ở Trung ương hay địa phương, dù với quy mô lớn hay quy mô nhỏ đều có thể tìm ra hướng đi cho riêng mình. Không có giải pháp nào đúng với mọi đơn vị, nhưng cũng không có giải pháp nào là không phù hợp nếu không mạnh dạn thử nghiệm và thậm chí chấp nhận sai lầm. Có quan điểm khá phổ biến trên thế giới là đi họp, đi dự hội nghị để học hỏi lẫn nhau, thậm chí người ta khuyến khích “tranh thủ ý tưởng” của nhau.
Tất nhiên, “tranh thủ ý tưởng” ở đây không có nghĩa là sao chép, mà là nhân rộng và có sáng tạo riêng. Sẽ có những ý tưởng mà không ai có thể bắt chước được nhưng vẫn cần tìm hiểu, sẽ có những sáng tạo tưởng chừng chỉ phù hợp với một cơ quan báo chí cụ thể nhưng thực tế vẫn là bài học hữu ích cho nhiều cơ quan báo chí khác. Và thậm chí có những sản phẩm báo chí được học hỏi thì rốt cục còn thú vị hơn cả ý tưởng gốc. Không đi thì không thành đường, không thử sức thì không thể biết ưu thế của mình là gì.
“Chúng tôi mong rằng qua những diễn đàn, hội thảo như thế này, các cơ quan báo chí chủ động và mạnh dạn thử nghiệm để tìm ra con đường riêng cho mình đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam”, ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Nhóm phóng viên
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Ngày 21/11, chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiện Joe Biden đã xóa 4,7 tỷ đô la khoản vay của Mỹ cho Ukraine, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
(CLO) Trở thành mái ấm của biết bao trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, trung tâm Phúc Tuệ (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hoạt động hơn 20 năm qua. Đây là nơi để các bạn kém may mắn được chăm sóc, dạy dỗ, thắp lên ước mơ và khát vọng.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Ngày 22/11, Vương quốc Anh và Romania đã khẳng định hỗ trợ Moldova trước những tác động của cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) TP.HCM rà soát công trình, dự án tồn đọng.
(CLO) Chưa từng trượt thầu kể từ khi được phê duyệt lên Mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty TNHH An Khánh là một trong những nhà thầu được nhắc tên trong hàng loạt những gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, nhiều gói thầu có sự tham gia của công ty này đang có tỷ lệ tiết kiệm được ghi nhận ở mức thấp hoặc rất thấp.
(CLO) Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
(CLO) Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cung cấp mìn sát thương cho Ukraine khi chiến sự với Nga đang leo thang và được dự báo sẽ rất ác liệt trên chiến trường sắp tới.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.
(CLO) Mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup đã trở lại hoạt động ở công suất tối đa sau sự cố mất điện hôm thứ hai, theo thông tin từ đại diện của tập đoàn Equinor cung cấp cho Reuters.
(CLO) Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Phạm Tuấn Long vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông, trật tự công cộng; phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
(CLO) Chỉ trong 3 tháng, lực lượng Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 45.557 trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.
(CLO) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), tổ chức tài chính lớn thứ tư của Trung Quốc về tổng tài sản, ngày càng gia tăng việc chặn các giao dịch chuyển đồng nhân dân tệ từ các quốc gia mà Nga sử dụng để nhập khẩu hàng hóa.
(CLO) Cú đánh đầu dũng mãnh của Hugo Gomes, pha đệm bóng của Alan và bàn đầu tiên của Đình Bắc đã làm nên thắng lợi 3 sao của CAHN trước Bình Định, qua đó tìm lại thói quen chiến thắng và tiến vào tốp 5 BXH LPBank V.League 2024/25.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) UBND TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa quyết định ban hành Thể lệ giải báo chí viết về TP Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên UBND TP Buôn Ma Thuột phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Giải.
(CLO) Ngày 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Hội Nhà báo TP HCM phối hợp với Tạp chí Giáo dục TP HCM tổ chức Lễ trao giải báo chí viết về giáo dục TP HCM lần thứ 2 năm 2024, với chủ đề “Vì sự nghiệp phát triển giáo dục TP HCM”.
(CLO) Chiều 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024.
(CLO) Ngày 15/11, Hội Nhà báo tỉnh Tuyên Quang (đơn vị Thường trực Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024) đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024 và triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2025.
(CLO) Theo đề nghị của UBND thành phố Uông Bí, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh là đơn vị đồng tổ chức giải Chạy "YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản".
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(NB&CL) Giải Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam luôn là sự kiện thể thao đặc biệt đối với người làm báo đam mê bóng bàn trong cả nước, uy tín và thương hiệu của giải đã được khẳng định sau 16 lần tổ chức. Năm nay với tên gọi mới, Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh Cúp Sao Vàng năm 2024 hứa hẹn nhiều hấp dẫn và bất ngờ.
(CLO) Ngày 13/11, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp, thảo luận, thống nhất cho chủ trương về một số hoạt động trọng tâm trong dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam.
(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh chính thức phát động Cuộc thi tác phẩm báo chí với chủ đề "Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh".