Diện mạo Hà Nội qua những công trình giao thông mới

Thứ bảy, 10/10/2020 11:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã đầu tư, xây dựng nhiều công trình mang ý nghĩa kinh tế- chính trị- xã hội trên địa bàn thủ đô.

Đại lộ Thăng Long, Cầu Vĩnh Tuy, Đường Tố Hữu, Đường Kim Liên Ô Chợ Dừa, Cầu Thanh Trì là những công trình giao thông lớn để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của thủ đô.

1. Dự án đường Láng- Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long)

Đại lộ Thăng Long là tuyến cao tốc rộng và hiện đại nhất nước với chiều rộng lên tới 140 m, chiều dài toàn tuyến lên tới 29,2km. Công trình có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 3/2005 và khánh thành năm 2010 dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Đại lộ Thăng Long trình có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 3/2005 và khánh thành năm 2010 dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh nguồn: Dantri)

Đại lộ Thăng Long trình có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 3/2005 và khánh thành năm 2010 dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh nguồn: Dantri)

Đây là trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội, từ hồ Tây, qua các trục đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, nối với tuyến đường bộ xuyên Việt: Đường Hồ Chí Minh để gắn với chuỗi đô thị phía Tây và Sơn Tây - Ba Vì, từ đó kết nối với các tỉnh Việt Bắc, như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái...

Dự án Đại Lộ Thăng Long với chiều dài hơn 29 km, có quy mô đường cao tốc cấp 120 với 6 làn xe đi giữa cùng hai tuyến đường gom song hành cấp 60, các dải đất lưu không và vỉa hè hai bên (Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

Dự án Đại Lộ Thăng Long với chiều dài hơn 29 km, có quy mô đường cao tốc cấp 120 với 6 làn xe đi giữa cùng hai tuyến đường gom song hành cấp 60, các dải đất lưu không và vỉa hè hai bên (Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

Sau 10 năm đưa vào khai thác, tuyến đại lộ đầu tiên ở thủ đô đã kết nối khu trung tâm với các vùng ngoại thành phía Tây và thành phố vệ tinh Láng - Hoà Lạc, giúp phát triển hàng loạt khu đô thị ở hai bên đường, kéo giảm áp lực dân số cho khu vực trung tâm.

Đặc biệt, đến nay tuyến đường đã có thêm hầm chui nút giao Trung Hoà nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long giúp các phương tiện dễ dàng lưu thông.(Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

Đặc biệt, đến nay tuyến đường đã có thêm hầm chui nút giao Trung Hoà nằm tại điểm đầu Đại lộ Thăng Long giúp các phương tiện dễ dàng lưu thông.(Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

2. Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì được khởi công xây dựng ngày 30/11/2002 và ngày 2/2/2007 được thông xe hạng mục cầu chính. Đến ngày 9/10/2010 khánh thành toàn bộ phần cầu vượt cạn Pháp Vân kết nối cầu Thanh trì.

Dự án cầu Thanh Trì với tổng vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. (Ảnh zing)

Dự án cầu Thanh Trì với tổng vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay tín dụng ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. (Ảnh zing)

Công trình có điểm bắt đầu tại Pháp Vân (Quốc lộ 1A) và điểm cuối tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm (giao cắt Quốc lộ 5) với tổng chiều dài 12,8km.

Cầu Thanh Trì có tổng chiều dài 12,8km; trong đó chiều dài cầu chính vượt sông (gói thầu số 1) dài 3.084m, rộng 33,1m. (Ảnh VOV).

Cầu Thanh Trì có tổng chiều dài 12,8km; trong đó chiều dài cầu chính vượt sông (gói thầu số 1) dài 3.084m, rộng 33,1m. (Ảnh VOV).

Sau 10 năm dể từ khi đưa vào hoạt động cây cầu là một trong những tuyến đường huyết mạch, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông của Thủ đô.

(Ảnh: vietnamplus.vn)

(Ảnh: vietnamplus.vn)

3. Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu quy mô lớn nhất Thủ đô với tổng mức đầu tư là 560 tỉ đồng. Là cầu vượt nối đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, kết nối 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Bắc Từ Liêm. Tổng chiều dài của cầu là 278m, rộng 16m, được khởi công ngày 3/2/2005 và khánh thành vào ngày 26/9/2010. 

Cầu Vĩnh Tuy khởi công ngày 3/2/2005 và được khánh thành vào ngày 26/9/2010 (Ảnh: Kinhtedothi)

Cầu Vĩnh Tuy khởi công ngày 3/2/2005 và được khánh thành vào ngày 26/9/2010 (Ảnh: Kinhtedothi)

Bộ Xây dựng công nhận là Cầu Vĩnh Tuy là "công trình chất lượng cao ngành xây dựng năm 2010" và được UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen, gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Mặt cầu rộng 19 m, mỗi bên có ba làn xe chạy. (Ảnh Petrotimes)

Mặt cầu rộng 19 m, mỗi bên có ba làn xe chạy. (Ảnh Petrotimes)

Sau 10 năm đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Tuy đã khắc phục rõ rệt tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Chương Dương và các tuyến đường liên quan. Ngoài ra, hai bên đầu cầu phía quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên phát triển hàng chục toà cao ốc và các khu chung cư, đô thị mới.

Hiện Chính phủ cũng phê duyệt xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với vị trí cạnh cầu cũ, tổng mức đầu tư 2.540 tỷ đồng, 4 làn xe và dải đi bộ, dự kiến khởi công năm nay.

4. Đường Kim Liên Ô Chợ Dừa 

Đường Kim Liên–Ô Chợ Dừa (nay là đường Xã Đàn) được khởi công từ năm 2005 có tổng mức đầu tư là 642 tỷ đồng, tương đương hơn 1,16 tỷ đồng mỗi mét (đây được coi là con đường “đắt nhất hành tinh") Thời điểm khánh thành vào năm 2010.

Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa với tổng chiều dài toàn tuyến là 550m, gồm 2 làn đường, mỗi làn có chiều rộng 16m. (Ảnh: internet)

Đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa với tổng chiều dài toàn tuyến là 550m, gồm 2 làn đường, mỗi làn có chiều rộng 16m. (Ảnh: internet)

Đây là dự án nhằm hoàn chỉnh và khép kín dần từng bước tuyến đường vành đai 1, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông giữa hai khu vực đông và tây thành phố, cải thiện môi trường khu vực và hình thành tuyến phố mới. 

Đường Vành đai 1 bắt đầu từ cầu Nhật Tân-Nghi Tàm-Trần Quang Khải-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-La Thành-Bưởi-Lạc Long Quân-cầu Nhật Tân (điểm cuối, khép kin đường vành đai 1).(Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

Đường Vành đai 1 bắt đầu từ cầu Nhật Tân-Nghi Tàm-Trần Quang Khải-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-La Thành-Bưởi-Lạc Long Quân-cầu Nhật Tân (điểm cuối, khép kin đường vành đai 1).(Ảnh nguồn: vietnamplus.vn)

Sau 10 năm đi vào hoạt động tuyến đường vành đai 1 cơ bản đã hoàn thiện và trở thành một trong chiến lược về việc cải thiện hạ tầng giao thông cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô.

Đường Tố Hữu

Đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) chạy song song với đại lộ Thăng Long dài gần 3 km là trục kết nối đường vành đai 3 (đoạn quận Thanh Xuân) với các quận Bắc Từ Liêm.

Đường Tố Hữu khánh thành năm 2010, Hà Nội kỳ vọng trục đường sẽ giúp kéo giãn dân số khu vực trung tâm và phát triển các khu đô thị mới.

Đường Tố Hữu khánh thành năm 2010, Hà Nội kỳ vọng trục đường sẽ giúp kéo giãn dân số khu vực trung tâm và phát triển các khu đô thị mới.

Đường Tố Hữu mỗi bên có 3 làn xe, hai làn ôtô và một làn xe máy. Năm 2017, để giải quyết bài toán ùn tắc và phát triển phương tiện vận tải công cộng, Hà Nội đưa vào hoạt động tuyến xe buýt nhanh (BRT) và xây dựng một làn đường riêng dành cho loại hình vận tải mới này.

Hà Nội đưa vào hoạt động tuyến xe buýt nhanh (BRT) và xây dựng một làn đường riêng dành cho loại hình vận tải mới này nhanh giảm tải ùn tắc giao thông. (Ảnh nguồn: vnexpress)

Hà Nội đưa vào hoạt động tuyến xe buýt nhanh (BRT) và xây dựng một làn đường riêng dành cho loại hình vận tải mới này nhanh giảm tải ùn tắc giao thông. (Ảnh nguồn: vnexpress)

Tuy nhiên từ khi tuyến đường từ khi có BRT đưa vào hoạt động ngày càng ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Khang Lâm

Tin khác

TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

TP HCM xem xét lấy tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt cho 4 tuyến quốc lộ

(CLO) Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh cho các tuyến đường là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giao thông
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón gần 690.000 lượt khách dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp lễ này, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến khai thác mỗi ngày khoảng 115.000-120.000 khách. Riêng 2 ngày cao điểm nhất 26/4 và 1/5, đơn vị dự kiến đón 125.000 khách/ngày.

Giao thông
ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

ACV dự kiến phục vụ trên 1,5 triệu hành khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến sản lượng khai thác các chuyến bay nội địa khoảng 9.000 lượt cất hạ cánh với trên 1,5 triệu khách; trung bình 218.600 hành khách/ngày (tăng 15 - 20% so với ngày bình thường tháng 4/2024).

Giao thông
Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

Tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa đạt tỷ lệ đặt chỗ từ 90% - 100%

(CLO) Tin từ Cục Hàng không cho biết, cơ quan này tiếp tục có văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay nội địa từ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đến các địa phương dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 440 ngàn lượt khách

(CLO) Dự kiến dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ phục vụ khoảng 2600 lượt chuyến bay với 440 ngàn lượt hành khách đi/đến.

Giao thông