Khánh thành đường dây 500kV mạch 3 tại tỉnh Hưng Yên
(CLO) Lễ khánh thành Dự án bắt đầu lúc 8h30 sáng 29/08, tại tỉnh Hưng Yên và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại 8 tỉnh có đường dây đi qua
Theo dõi báo trên:
(CLO) Lễ khánh thành Dự án bắt đầu lúc 8h30 sáng 29/08, tại tỉnh Hưng Yên và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu tại 8 tỉnh có đường dây đi qua
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu nâng tỷ lệ mua điện mặt trời mái nhà dư thừa lên 20% công suất lắp đặt ở miền Bắc.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình phương án cho người dân bán lại điện mặt trời mái nhà dư thừa, nhưng không quá 10% công suất.
(CLO) Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến 154 dự án điện mặt trời thuộc diện thanh tra, điều tra đã có kết luận để các địa phương và chủ đầu tư có thể sớm triển khai các dự án phù hợp với cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch Điện VIII.
(CLO) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Với mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng, hợp đồng mua bán điện do hai bên thỏa thuận; giá bán điện do hai bên thỏa thuận.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích người dân lắp điện mặt trời mái nhà cùng thiết bị lưu trữ để bán lại cho EVN.
(CLO) Theo Bộ Công Thương, chính sách không "mặn mà" với mua bán điện mặt trời bởi nguồn điện này không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết.
(CLO) TP. HCM dự kiến đầu tư 650 tỷ đồng để 440 trụ sở công lắp điện mặt trời áp mái, với tổng công suất lắp đặt khoảng 43,3 MWp.
(CLO) Thường trực Chính phủ đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa chính sách phải khuyến khích đầu tư cho loại hình sản xuất nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, dứt khoát không có hoạt động mua bán điện mặt trời mái nhà ở thời điểm này.
(CLO) Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát đi thông tin về việc điện mặt trời mái nhà dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán, để đảm bảo ngăn chặn hiện tượng trục lợi chính sách.
(CLO) Theo Bộ trưởng Công Thương, các nguồn điện mặt trời mái nhà có thể được liên kết và phát công suất dư thừa lên lưới điện quốc gia với mức giá theo thời điểm.
(CLO) Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, việc không huy động được hết công suất từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (như thủy điện nhỏ, điện sinh khối, nhà máy điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà và điện gió) là không tránh khỏi.
(CLO) Theo các kỹ sư đang thường trực tại thủy điện Sơn La, kể từ khi được đưa vào vận hành, đây là lần đầu tiên nhà máy thủy điện Sơn La phải vận hành đến mực nước chết. Nếu vận hành hết 6 tổ máy thì chỉ được 12 tiếng đồng hồ.
(CLO) Năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo chưa được quy định trong các văn bản luật, nghị định nên cần có các cơ chế năng động, sáng tạo trong thực hiện thí điểm.
(CLO) Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM xin lùi thời hạn xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện đạt 80% đến năm 2027, thay vì 2025 như kế hoạch do các dự án xử lý chất thải bằng công nghệ mới trên địa bàn khó đáp ứng tiến độ hoàn thành.
(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp (những dự án còn dở dang, không kịp hưởng giá FIT).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tham dự và cắt băng khánh thành Cụm Nhà máy điện Mặt Trời Srêpốk 1 và Quang Minh có công suất 100MWP tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk với vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng
(CLO) Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa ban hành hai quyết định chấp thuận chủ trương cho hai công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai dự án xây dựng nhà máy điện Mặt Trời tại hai khu vực hồ thủy lợi là hồ Gia Hoét 1 và hồ Tầm Bó ( xã Quảng Thành, huyện Châu Đức).
(CLO) Nhà máy điện mặt trời Hàm Phú 2 tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng đã chính thức đấu nối thành công vào hệ thống điện Quốc gia.
(CLO) Nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên của Quảng Ngãi, tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức được Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân đưa vào sử dụng. Nhà máy Điện Mặt Trời Mộ Đức có diện tích hơn 24ha, công suất 19,2MW. Mỗi năm sản xuất khoảng 35 triệu KWh, nộp ngân sách hàng năm khoảng 10 tỷ đồng.
(CLO) Sáng nay (27/4), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự Lễ khánh thành 2 dự án điện mặt trời có quy mô lớn nhất nước cho đến thời điểm hiện nay, tại tỉnh Ninh Thuận.
(CLO) Dự án xây dựng nhà máy điện Mặt Trời QNY với công suất 40 MWp tại Khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) do Công ty Cổ phần Năng lượng QN (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với số vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Ba nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận do BIM Group xây dựng phục vụ 200.000 hộ dân, giảm tải gần 304.400 tấn CO2 thải ra môi trường mỗi năm. (Theo Vnexpress)
(CLO) Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 6 này, Tập đoàn dự kiến sẽ đưa tiếp hơn 30 nhà máy điện mặt trời vào vận hành, nâng tổng số lên khoảng hơn 80 nhà máy.