Điện mặt trời, điện gió chưa chắc đã là năng lượng sạch

Thứ tư, 10/11/2021 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một số quan điểm cho rằng, điện gió, điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, thế nhưng, theo quan điểm của Đào Xuân Lai, chuyên gia của UNDP Việt Nam, 2 nguồn điện này chưa chắc đã là năng lượng sạch.

Đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng sạch

Để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra là phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. 

Trong thời gian qua, phát triển năng lượng nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện.

dien mat troi dien gio chua chac da la nang luong sach hinh 1

Việt Nam đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng sạch.

Sản xuất và tiêu thụ năng lượng đã gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. 

Tuy nhiên,  các phân tích, đánh giá hiện nay cho thấy, an ninh năng lượng của nước ta chưa thực sự đảm bảo vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng hoá thạch.

Ngoài ra, mô hình phát triển năng lượng với cơ cấu các nguồn năng lượng truyền thống, hoá thạch chiếm tỷ lệ cao đã và đang gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và việc sử dụng năng lượng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. 

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều hướng tới việc tăng cường sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch; khai thác tối đa tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo ở nước mình trên cơ sở lợi thế so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống và nhập khẩu.

Tại Hội thảo chuyên đề, phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045 diễn ra tại Hà Nội vào chiều 10/11, TS Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam cần xây dựng chính sách ưu tiên phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch gắn với những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Theo TS Nguyễn Đức Hiển, trong vài năm gần đây, các cấp lãnh đạo Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định nhằm phát triển nguồn năng lượng sạch, như điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện khí sinh học.

dien mat troi dien gio chua chac da la nang luong sach hinh 2

TS Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Theo ông Hiển, hiện nay, dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt ra yêu cầu “ưu tiên phát triển những nguồn điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới”.

Theo đó, tỷ lệ điện năng mặt trời chiếm khoảng 5,4-5,9% vào năm 2030, năm 2045 tăng lên đạt tỷ lệ 8,4%. Đối với điện gió trên bờ và gần bờ, năm 2030, tỷ lệ điện năng gió trên bờ và gần bờ chiếm khoảng 6,5%.

Trong khi đó, điện gió ngoài khơi, đạt khoảng 2.000MW hoặc có thể cao hơn khi điều kiện thuận lợi vào năm 2030; đối với điện từ chất thải rắn, sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác, phấn đấu đến năm 2030, điện năng sản xuất từ các nguồn này đạt khoảng 0,9-1%, tăng lên 2,2-2,5% vào năm 2045. 

Điện gió, điện năng lượng mặt trời có thật sự sạch?

Một số quan điểm cho rằng, điện gió, điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, thế nhưng, theo quan điểm của Đào Xuân Lai, chuyên gia của UNDP Việt Nam, 2 nguồn điện này chưa chắc đã là năng lượng sạch.

Ông Lai phân tích: Trong giai đoạn đầu, các sản phẩm điện gió, điện năng lượng mặt trời là năng lượng sạch. Thế nhưng, bước vào cuối chu kỳ sản phẩm, thì 2 loại điện này lại là gánh nặng cho môi trường.

Ví dụ, thành phần vật liệu để tạo ra điện năng lượng mặt trời bao gồm 69% là thủy tinh, 28% là một số kim loại như bạc, đồng, nhôm, chì và thiếc. 3% còn lại là nhựa và silicon.

Như vậy, trong trường hợp điện mặt trời vào giai đoạn cuối vòng đời, chất thải từ tấm quang điện được coi là chất thải nguy hại, trừ phi các thành phần có chứa vật liệu nguy hại được loại bỏ và xử lý đúng cách. Các chất độc hại như antimon có số lượng nhỏ nhưng có thể gây độc.

dien mat troi dien gio chua chac da la nang luong sach hinh 3

Điện mặt trời, điện gió chưa chắc đã là năng lượng sạch.

Tương tự, với điện gió, thành phần vật liệu chất thải chủ yếu là kim loại đen. Đây là loại vật liệu tổng hợp trong sợi thủy tinh là loại khó tái chế nhất, cần được xử lý chuyên biệt.

Trên cơ sở đó, ông Đào Xuân Lai cho rằng, Việt Nam cần học tập nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia châu Âu về việc xử lý chất thải rắn của 2 loại điện này, vào giai đoạn cuối vòng đời.

Đặc biệt, ông Lai khẳng định, Việt Nam cần hoàn thiện khung chính sách liên quan đến quản lý rác thải của hệ thống điện mặt trời và điện gió.

“Mặc dù Việt Nam đã có các quy định rõ ràng và cụ thể về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, cơ sở pháp lý cụ thể cho việc phân loại chất thải từ điện mặt trời và điện gió vẫn chưa có”, ông Lai khẳng định.

Bên cạnh đó, chuyên gia của UNDP cho rằng, việc thu gom và xử lý chất thải còn thô sơ, chưa hoàn thiện trong khi việc thu gom và xử lý chất thải điện mặt trời và điện gió cần có quy trình đồng bộ, hiện đại, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, tại Việt Nam, các công nghệ tái chế và xử lý chất thải điện mặt trời và điện gió vẫn còn ở giai đoạn sơ khai trên toàn thế giới. 

“Tôi cho rằng, Việt Nam cần hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, kết hợp với sự hợp tác với ngành sản xuất điện mặt trời và gió trong việc cung cấp dữ liệu về thành phần và đặc tính vật liệu, đặc biệt liên quan đến độc tính và rửa trôi các chất độc hại có thể hỗ trợ phát triển các công nghệ liên quan”, chuyên gia UNDP chia sẻ thêm.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô