Diện tích TP HCM chỉ chiếm 0,6% cả nước, nhưng GDP góp tới 20%

Thứ tư, 12/06/2024 14:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) TP HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người chiếm khoảng 9% dân số cả nước, nhưng đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước.

Tại phiên họp của Hội đồng Thẩm định Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào ngày 12/6, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: TP HCM là đô thị đặc biệt của cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người chiếm khoảng 9% dân số cả nước, nhưng đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách cả nước; GRDP của thành phố chiếm khoảng 54% GRDP của vùng Đông Nam Bộ.

dien tich tp hcm chi chiem 06 ca nuoc nhung gdp gop toi 20 hinh 1

Hội nghị thẩm định Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: MPI)

Tuy nhiên, thời gian qua, TP HCM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tiềm năng, thế mạnh, năng lực đột phá, sáng tạo của Thành phố chưa được khai thác hiệu quả; Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của Thành phố chậm đổi mới; Tổ chức không gian phát triển còn nhiều bất cập; Kết cấu hạ tầng đô thị bị quá tải so với sự gia tăng nhanh của dân số; Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị còn nhiều hạn chế...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ quan trọng để địa phương triển khai việc xúc tiến, thu hút đầu tư các chương trình, dự án, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Về dự thảo Báo cáo quy hoạch TP HCM, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên trong Hội đồng thẩm định cho ý kiến, đánh giá vị thế, vai trò của Thành phố đối với vùng, quốc gia; Xác định các “điểm nghẽn” phát triển và tiềm năng, lợi thế, cơ hội của Thành phố trong kỳ quy hoạch; Lưu ý về phương án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật để giải quyết ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường; Bố trí không gian phát triển các khu công nghiệp; Giải quyết điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực...

dien tich tp hcm chi chiem 06 ca nuoc nhung gdp gop toi 20 hinh 2

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: MPI)

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, công tác quy hoạch có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình và xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực nói riêng. Trong thời gian qua, với nhận thức như trên, lãnh đạo TP HCM đã tập trung đôn đốc triển khai công tác lập quy hoạch Thành phố.

"Dự thảo Báo cáo quy hoạch tập trung thể hiện rõ các định hướng phát triển của TP HCM trên 5 nội dung: Kinh tế xanh; Đô thị sáng tạo; Hạ tầng thông minh; Xã hội văn minh; Môi trường bền vững", Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM, dự thảo Báo cáo quy hoạch cơ bản bám sát, đảm bảo phù hợp về mặt định hướng trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 31, Nghị quyết số 98 và gần đây nhất là Quyết định số 370 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và các thành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia phản biện đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa hồ sơ quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện phục hồi và phát triển sản xuất 6 tháng cuối năm

(CLO) Bí thư tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu, kỳ vọng cũng như tiềm năng. Do đó, 6 tháng cuối năm 2024, các cấp, các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho phục hồi và phát triển sản xuất.

Kinh tế vĩ mô
Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

Doanh nghiệp Nhật Bản có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, và mong rằng, thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm, kết nối, tìm kiếm đầu tư vào tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

Bắc Ninh: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 17.688 tỷ đồng

(CLO) Theo thông tin từ Cục Thống kê Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 17.688 tỷ đồng, bằng 56,6% dự toán năm 2024 và tăng 31,7% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

Nam Định: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 5.270 tỷ đồng

(CLO) 6 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định ước đạt 5.270 tỷ đồng, bằng 43,8% dự toán năm và tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

Kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị khẳng định, tỉnh Nam Định đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt đã có nhiều Khu công nghiệp sẵn sàng đưa vào cung ứng phục vụ sản xuất. Vì vậy tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tại Nam Định.

Kinh tế vĩ mô