(NB&CL) Trong rất nhiều những ý kiến trao đi đổi lại, câu chuyện trao quyền chủ động cho ngành giáo dục hay nói như một chuyên gia là “giáo dục cần được thực hiện “ba quyền” được quan tâm nhiều hơn cả.
“Thiếu” giáo viên có lẽ là một trong những điệp khúc dai dẳng, kéo dài rất nhiều năm qua, được nhắc đi nhắc đi nhắc lại nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông cũng như được bàn thảo liên tục trên các diễn đàn Quốc hội, tuy nhiên đến nay vẫn tuyệt nhiên chưa có được một lời giải khả thi nào. Trong rất nhiều những ý kiến trao đi đổi lại, câu chuyện trao quyền chủ động cho ngành giáo dục hay nói như một chuyên gia là “giáo dục cần được thực hiện “ba quyền” được quan tâm nhiều hơn cả.
1. Kết thúc năm học 2022-2023 và trước thềm năm học mới 2023-2024, Bộ GD&ĐT đưa ra con số thống kê, không khác gì một lời than, lời kêu cứu rằng cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 – 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người). Lời than này còn trở nên thảm thiết hơn nữa khi Bộ GD&ĐT cho hay, đến thời điểm này, tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong đó, Thanh Hóa, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Dương,... là những địa phương thiếu nhiều nhất...
Tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng vẫn chưa tìm được lời giải hợp lý. Ảnh: T.L
Người đứng đầu ngành GD&ĐT Thanh Hóa cho hay so với định mức quy định của tỉnh, thì hiện tại toàn tỉnh đang thiếu 6.884 giáo viên còn nếu so với định mức quy định của Bộ giao, thì ngành GD&ĐT Thanh Hóa còn thiếu tới 10.256 giáo viên. TP. Hồ Chí Minh cũng là một “điểm nóng” về việc thiếu giáo viên. Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, năm học 2022-2023 ngành giáo dục thành phố còn thiếu hơn 5.200 giáo viên. Năm học 2022-2023, ngành giáo dục Thủ đô cũng thiếu tới 10.265 giáo viên.
2.Lý giải về tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV tháng 10/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhiều năm về trước giáo viên đã không đủ do nhiều người bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên. Từ tháng 9/2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học của năm 2015 là trên 19 triệu học sinh. Nhưng đến tháng 9/2022, khi bắt đầu năm học là trên 23 triệu học sinh. Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9/2015 có 1.156.000 giáo viên cho bậc mầm non đến phổ thông. Đến thời điểm tháng 9/2022 có 1.227.000 giáo viên. Có thể thấy, số giáo viên nhiều hơn 100.000 trong khi số học sinh đã tăng trên 3.000.000.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tình trạng thiếu giáo viên do biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng, miền dồn về các thành phố lớn hoặc các khu công nghiệp; do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục và thiếu do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non bậc năm tuổi thiếu; thiếu do việc tăng số buổi học từ một buổi lên hai buổi một ngày và do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh; tỷ lệ số học sinh trên lớp cần đảm bảo chuẩn 35 giáo viên cho bậc tiểu học và 45 học sinh trên lớp của bậc trung học....
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng hơn được chỉ ra là do chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định bậc tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày; thêm một số môn học mới, bắt buộc, thêm tiết học giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp... Đơn cử, theo Bộ GD&ĐT, do ở cấp tiểu học, tiếng Anh, tin học trước đây là môn tự chọn nay đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp 3; bổ sung mới môn nghệ thuật cấp THPT…
Ngoài ra, tình trạng thiếu giáo viên còn do nhiều nguyên nhân như một thời gian dài không tuyển và không tuyển được; nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác, còn vấn đề là thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các nghề khác…
3. Rõ ràng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng, thừa, thiếu giáo viên thì có nhiều. Có tờ báo còn điểm mặt chỉ tên tới 15 nguyên nhân khiến thiếu giáo viên, thầy cô bỏ việc như: lương giáo viên còn thấp, ít có chính sách đãi ngộ, lương bị trừ nhiều khoản, chính sách tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng chưa phát huy tác dụng, các trường chưa được tự chủ trong tuyển dụng, áp lực công việc, hồ sơ sổ sách, cuộc thi, tập huấn, xuất hiện nhiều môn học mới khiến giáo viên vất vả, xếp lương giáo viên còn chưa công bằng, phụ cấp chức vụ cán bộ quản lý chưa tương xứng, đánh giá thi đua, xếp loại còn chưa thực chất, vẫn còn những chứng chỉ “hành” giáo viên…
Trong đó, bên cạnh câu chuyện thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp, đồng lương giáo viên chưa tương xứng với vị thế của nghề nhất là giáo viên mầm non, phổ thông… thì việc các trường thiếu giáo viên trầm trọng nhưng lại không được tự chủ trong tuyển dụng, không thể tuyển dụng, hay nói cách khác là việc ngành giáo dục vẫn chưa được giao quyền chủ động được xem là những tác nhân “nóng” nhất.
Thống kê của Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho thấy, đến cuối năm học 2022 - 2023, cả nước tuyển dụng thêm hơn 17.000 giáo viên công lập. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 74.000 chỉ tiêu biên chế được giao cho các địa phương nhưng chưa tuyển dụng được. Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết từ năm 2015 đến nay, số lượng viên chức được giao cho khối giáo dục cơ bản giữ nguyên. Năm 2022, số lượng biên chế toàn thành phố chỉ đáp ứng 92% nhu cầu biên chế của các trường công lập. Ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết số biên chế giáo viên tỉnh được giao (gần 1.700) thấp hơn định mức, trong khi hằng năm vẫn phải cắt 10% biên chế theo Nghị quyết 19 của T.Ư.
Cái sự khó của ngành giáo dục về nhân sự, theo nhiều chuyên gia và cả chính những người trong ngành giáo dục, sẽ vẫn còn rất khó chừng nào ngành giáo dục còn chưa được trao quyền chủ động, chưa được quyền “nắm” về con người.
“Chừng nào ngành giáo dục chưa quản lý được đội ngũ của mình thì chừng đó chưa ổn định được. Ví dụ, sở GD&ĐT của chúng tôi quản lý về chuyên môn, con người nhưng sở tài chính cấp kinh phí về các trường THPT như thế nào chúng tôi cũng không biết. Vấn đề nhân sự cũng vậy, việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển… đội ngũ của mình thế nào ngành GD&ĐT cũng không nắm được. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ làm sao để chức năng quản lý của ngành GD&ĐT phải thông suốt từ Bộ xuống các địa phương, thì việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả được” - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Trần Văn Thức thẳng thắn chia sẻ.
Rõ ràng, một ông chủ nhà không thể cho thuê ngôi nhà của mình khi không nắm trong tay chìa khoá nhà và quyền cho thuê nhà. Ngành giáo dục cũng vậy. Nói như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trong lần phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: “Phải nhìn nhận “một cách sòng phẳng” về trách nhiệm của ngành giáo dục, khi triển khai chương trình GDPT 2018 đã quy định rõ trách nhiệm của các địa phương là đảm bảo các điều kiện để triển khai, từ trường lớp, giáo viên, trang thiết bị, dụng cụ dạy học”.
"Ngành giáo dục chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. Và cả 2 điều này, chúng tôi chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất” - Bộ trưởng Sơn nói.
Để gỡ cái khó cho ngành giáo dục, để cái điệp khúc thừa thiếu giáo viên bớt lặp đi lặp lại đến mức không thể sốt ruột hơn nữa như nhiều năm qua, có lẽ đã đến lúc phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về câu chuyện “cho ngành giáo dục thực hiện trọn vẹn ba quyền”. Ba quyền ấy, như quan điểm của PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục là: Quyền tuyển người, quyền dùng tiền và quyền ban hành các chính sách giáo dục.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.