Điều hành chính sách tài khoá 3 năm qua: Đã có tích luỹ cho đầu tư phát triển

Thứ hai, 29/10/2018 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 29/10, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về các báo cáo ngân sách Nhà nước (NSNN) và đầu tư công. Trong các ý kiến tham gia, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá công tác tài chính - NSNN năm 2018 cũng như thời gian qua đã có nhiều thành tựu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Báo Công luận
 Quốc hội thảo luận về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm. Ảnh: quochoi.vn

Nền tài chính quốc gia được đảm bảo

Theo đại biểu Trần Quang Chiểu (Đoàn Nam Định), công tác tài chính - NSNN thời gian qua đã có 3 dấu ấn đáng ghi nhận. Thứ nhất là an ninh nền tài chính quốc gia được đảm bảo, thể hiện rõ ở 2 chỉ tiêu đó là nợ công và bội chi. Nợ công giảm nhanh qua các năm, nếu năm 2016 là 64,89% và sát trần Quốc hội cho phép, năm 2016-2017, cử tri đều nói đến nợ công và lo lắng cho nền tài chính đất nước, nhưng đến năm 2018 đã còn 61,4%.

Cùng với đó, bội chi thấp dần về mức theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thông lệ quốc tế. Nếu như năm 2015 bội chi là 5% GDP; 2016 là 5,52% GDP, thì đến năm 2018 chỉ còn 3,67% GDP.

Dấu ấn thứ hai, theo ông Chiểu là cơ cấu chính sách tài khoá ngày càng vững chắc. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ thu nội địa tăng nhanh; chi cho đầu tư phát triển được nâng lên rất nhanh; thời gian vay nợ còn lại trong nợ công nâng lên; lãi suất vay giảm.

Phân tích thêm, ông Chiểu cho hay: Thu nội địa năm 2015 chiếm 73,1%; năm 2016 là 77,4% và đến năm 2018 đã lên đến 83,3% trên tổng thu NSNN. Trong khi đó, thu dầu thô năm 2015 là 6,7% trên tổng thu, 2016 là 3,6%, thì đến năm 2018 chỉ còn 2,72% tổng thu NSNN.

Chi cho đầu tư phát triển đã tăng dần qua các năm: Năm 2015 chi đạt 17,4% trong tổng chi ngân sách; năm 2016 đạt 20,1%; năm 2018, con số chi cho đầu tư phát triển đã đạt 26,78% (tăng trên 11% so với năm 2015).

Cùng với đó, thời gian cho vay bình quân còn lại của nợ đã được cải thiện theo hướng tăng, theo đó, năm 2015 là 4,5 năm; 2016 là 5,98 năm; và năm 2018 là 6,73 năm. Lãi vay bình quân phải trả đã thấp dần qua các năm. Năm 2015 là 7%; năm 2016 còn 6,73%; và đến năm 2018 chỉ còn 6,5%.

Dấu ấn thứ ba được ông Trần Quang Chiểu đề cập đến đó là công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã có bước tiến rất dài. Theo đại biểu, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nỗ lực cải cách đáng ghi nhận. Riêng lĩnh vực thuế, hải quan đã cắt giảm 174 thủ tục, đơn giản hoá 894 thủ tục, thực hiện nộp thuế, hoàn thuế điện tử ở các tỉnh, thành phố; áp dụng cơ chế một cửa quốc gia… Kết quả, giờ nộp thuế giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Do đó chỉ số tuân thủ thủ tục về thuế thấp nhất trong nhóm các thủ tục hành chính.

“Với 3 dấu ấn trên, công tác tài chính 3 năm qua đã đạt được 3 tốt: thu tốt, chi tốt và quản lý tốt góp phần quan trọng để đất nước ta có cơ hội được tín nhiệm quốc tế như ngày hôm nay, niềm tin của nhà đầu tư và người dân được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, thành tích mang tính lịch sử trong điều hành chính sách tài khoá 3 năm qua đó là không những đảm bảo cho chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay và chi trả phí vay mà đã tích luỹ chi cho đầu tư phát triển, tuy số tiền không lớn nhưng có ý nghĩa to lớn về điều hành” đại biểu Trần Quang Chiểu đánh giá

Cũng ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, đại biểu Leo Thị Lịch (Đoàn Bắc Giang) cho biết: Việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ kết hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt đã tạo nên nền tảng cho ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh một số vấn đề cần đánh giá kỹ hơn. Một trong số đó là việc chi cho đầu tư phát triển trong bối cảnh ngân sách chưa dư dả, chủ yếu vẫn từ nguồn đi vay, tuy nhiên, trình trạng lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nổi cộm là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ngoài thất thoát lãng phí do không kiểm soát được chất lượng hiệu quả dự án, chậm tiến độ… thì việc chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, nhiều dự án vốn vay chậm giải ngân chủ yếu do yếu tố chủ quan. Điều này cần phải sớm được khắc phục.

Trong chi thường xuyên, theo đại biểu Leo Thị Lịch, vẫn còn nhiều khoản mua sắm các thiết bị đắt tiền quá mức mà không sử dụng hết công năng; chi hội thảo, hội nghị, khánh tiết, kỷ niệm còn gây tốn kém, lãng phí. Nhiều khoản chi khá lớn không sử dụng hết phải hủy bỏ gây lãng phí nguồn lực trong khi còn nhiều khoản chi khác đang thiếu vốn.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách và phối hợp các nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển, theo bà Lịch là hoàn toàn khả thi và có hiệu quả xã hội to lớn. “Vấn đề ở đây là chính sách đặt ra phải chặt chẽ để không bị lợi dụng và phải ổn định để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn. Vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu dừng thanh toán các dự án BT để chờ hướng dẫn mới chặt chẽ hơn là một yêu cầu cần thiết nhưng có lẽ cũng cần phải khẩn trương ban hành chính sách mới thay thế” - bà Leo Thị Lịch nói.

Báo Công luận
 

Đại biểu Trần Quang Chiểu phát biểu tại Hội trường ngày 29/10. Ảnh: quochoi.vn

 

Thách thức với thu nội địa

Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn Hà Tĩnh), dự toán NSNN, theo cam kết song phương và đa phương về thương mại mà Việt Nam đã tham gia thì nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được cắt giảm thuế. Điều này sẽ có tác động mạnh đến nguồn thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu. Dự toán thu NSNN từ các hoạt động xuất nhập khẩu năm 2019 tăng không đáng kể và tổng dự toán thu cân đối ngân sách năm 2019 tăng 3,9% so với ước thực hiện năm 2018 cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc hoàn thành dự toán thu từ khu vực này.

Điều đại biểu băn khoăn nằm ở dự toán ngân sách năm 2019 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021, đặc biệt là thách thức của việc chấp hành dự toán thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa. Trong dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực năm 2019, dự toán thu từ khu vực ngân sách nhà nước tăng 10%. Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13%. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 13,3% so với năm 2018. Trong khi đó, năm 2018 số thu từ ba khu vực này lại đạt rất thấp. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 4,9 nghìn tỷ đồng. Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 33,64 nghìn tỷ, tương đương với 15,1%. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh giảm 4,85 nghìn tỷ đồng so với dự toán.

“Như vậy, mức xây dựng dự toán từ các khu vực doanh nghiệp trên liệu có đạt được?” - đại biểu Thơ đặt câu hỏi đồng thời đề nghị “dự toán thu NSNN năm 2019 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu năm 2018; đảm bảo việc xây dựng dự toán có khả năng thực hiện.

Hiến kế cho Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Nghệ An) cho rằng: Về thực hiện NSNN, bên cạnh việc tập trung giải pháp trong thực hiện cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động thì cần phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo thực chất, thể hiện bằng việc hệ thống văn bản, các quy định, bằng thái độ trách nhiệm của cán bộ, công chức và người trực tiếp có liên quan, đo đếm được bằng chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp để tạo điều kiện, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở kịp thời ra soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, chính sách về thuế, đặc biệt là cải cách toàn diện quy định về điều kiện kinh doanh.

PV

Tin khác

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

Đầu tư sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe, thiếu làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo về phương án đầu tư, nâng cấp tuyến cao tốc phân kỳ; trong đó, có giải pháp cụ thể để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe, các tuyến đường bộ cao tốc thiếu làn dừng khẩn cấp, thiếu trạm dừng nghỉ....

Tin tức
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế

(CLO) Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây.

Tin tức
Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

(CLO) Ngày 28/3, tại họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP Hà Nội, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng đã thông tin vụ 3 cây sao đen hàng trăm tuổi chết khô trên phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. 

Tin tức
TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

(CLO) Mới đây, lãnh đạo UBND TP HCM đã có chỉ đạo về một số nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã đề xuất, báo cáo lên Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Tin tức