(CLO) Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về việc “quản lý cạnh tranh có trách nhiệm”. Tuy nhiên, những vấn đề lớn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt lại gần như không được hai người đề cập trong cuộc họp đáng chờ đợi này.
Đối với Biden, các cuộc hội đàm trong tuần này dường như chỉ là cơ hội để ông thúc ép ông Tập về các hành động của Trung Quốc ở Hồng Kông và eo biển Đài Loan, cũng như tình trạng ở Tân Cương. Về phần mình, ông Tập đã cảnh báo Biden không nên dẫn dắt Mỹ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11 - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, không có trong chương trình nghị sự hay bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào về các vấn đề mà nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt, sau cuộc suy thoái từ năm 2020 đến nay bởi đại dịch Covid-19.
Ngoài một số đột phá, như thỏa thuận về các cuộc đàm phán song phương về các hạt nhân, cuộc cạnh tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ rất nóng bỏng giữa 2 nước vẫn chưa biết sẽ được xử lý như thế nào. Nếu theo cách hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện tại đang “cạnh tranh”, thì đây là một sự “cạnh tranh theo kiểu hoang dã”.
Hay nói cách khác, nó là “chiến tranh” chứ không phải “cạnh tranh”, ngay cả về mặt thương mai. Trong kinh tế học cũng như trong thể thao, sự cạnh tranh được quản lý tốt nhất bởi các trọng tài trung lập, không phải bởi chính những người tham gia.
Việc hai vị tổng thống không thảo luận được họ có thể làm gì để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ. Rất cần sự lãnh đạo táo bạo hơn để giải quyết những áp lực ngắn hạn và những đường đứt gãy cấu trúc trong dài hạn.
Nền kinh tế toàn cầu trông rất ốm yếu ngay cả trước khi Covid-19 xảy ra. Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016 và cuộc bầu cử theo chủ nghĩa bảo hộ dân túy vào Nhà Trắng sau đó đã đánh dấu sự khởi đầu của xu hướng hướng nội ở các nền kinh tế tiên tiến.
Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden ít nhiều đã cải thiện quan hệ với châu Âu khi dỡ bỏ thuế quan từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, song vẫn áp đặt hạn ngạch đối với thép và nhôm từ khu vực này.
Mỹ vẫn duy trì chính sách thuế quan nghiêm ngặt đối với một lượng lớn hàng từ Trung Quốc, cũng như tiếp tục hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn vì an ninh quốc gia. Thực tế, về lâu dài điều này chỉ khiến kích thích việc sản xuất chất bán dẫn ở những nơi khác.
Hệ quả của cả hai chính sách trên là làm suy giảm lượng hàng tiêu dùng ở Mỹ. Đó không phải là lý do duy nhất khiến Mỹ trải qua tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ khi George Bush Sr làm tổng thống. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động không muốn quay lại công việc, dù nền kinh tế Mỹ đang trong quá trình hồi phục và có nhiều việc làm sau đại dịch Covid-19.
Một màn hình tại một nhà hàng ở Bắc Kinh tường thuật cuộc gặp ảo giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Biden - Ảnh: Reuters
Áp lực chính trị trong nước về việc loại bỏ thuế quan thời cựu Tổng thống Trump có thể là khó khăn, nhưng ông Biden có thể sử dụng quyền lực của mình để ban hành các miễn trừ rộng rãi để vô hiệu hóa các chính sách thuế quan trước đây.
Áp lực lạm phát, ở Mỹ và các nơi khác trong nền kinh tế toàn cầu, có thể chỉ là tạm thời. Hầu hết các ngân hàng trung ương đang chọn cách tăng lãi suất một cách nhanh chóng và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.
Rõ ràng là những rào cản thương mại không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc an ninh hữu hình nào cho các quốc gia áp đặt chúng. Các nhà kinh tế đều biết rằng việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại quốc tế sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát.
Mặc dù chỉ đề cập thoáng qua trong hội nghị thượng đỉnh, nhưng ông Tập và các cố vấn của ông đều nhận thức rõ về tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc trước sự thắt chặt chính sách kinh tế ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác. Khi đó, đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ khiến những người đi vay Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ bằng USD.
Việc hai vị tổng thống thất bại trong việc đưa ra chiến lược kéo thế giới thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi không khiến các chuyên gia ngạc nhiên, bởi những ràng buộc chính trị, nhưng đó là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ.
Bên cạnh những kết quả nho nhỏ, thế giới rõ ràng chỉ thấy nhiều hơn những vấn đề cạnh tranh về chính trị và thương mại trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa rồi, thay vì những chiến lược giúp thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và sự trì trệ của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.