(NB&CL) Giữa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, lặng trong không gian vẫn có những tiếng sột soạt của người lật giở từng trang giấy theo thời gian. Nơi ấy chính là những sạp báo in tại 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Câu chuyện về nghề, về lịch sử của những tờ báo in giữa chúng tôi và ông bà chủ sạp báo Long Hoa – một trong những sạp báo tồn tại suốt 30 năm qua giữa lòng Thủ đô nghìn năm văn hiến như giúp chúng tôi cảm nhận được những giá trị nhân văn, giá trị tốt đẹp của báo in với hàng vạn độc giả.
Ký ức một thời
Trong cái nắng như đổ lửa giữa tháng 5 Hà Nội, những dòng người vội vã băng nhanh qua con phố Hàng Trống. Chúng tôi dừng chân gần trụ sở của tòa soạn báo Nhân Dân, nghe đâu đó bên tai vang lên tiếng “cho anh 2 tờ Tuổi trẻ, Thanh niên đi em”. Đó là tiếng của một người đàn ông trung niên cưỡi trên con xe đạp đã bạc màu đứng gần sạp báo in Long Hoa - 71 Hàng Trống để mua báo. Một người đàn ông cầm 2 tờ báo cùng chiếc làn nhựa nhanh tay đưa cho người mua và chào hỏi bằng một nụ cười thân thiện. Sau này, chúng tôi mới biết, hơn 20 năm qua người đàn ông đó hằng ngày vẫn đến đây mua hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên tại sạp báo Long Hoa để đọc tin tức hằng ngày.
Ngồi bên sạp báo, cầm tờ báo Tuổi Trẻ trên tay, chúng tôi bắt đầu câu chuyện với ông bà chủ sạp báo lâu đời có tiếng tại số 71 Hàng Trống này. Bà Hoa, vợ ông Long đã gần 60 tuổi – chủ sạp báo Long Hoa là một viên chức Nhà nước về hưu. Hằng ngày, bà Hoa ra phụ hàng giúp cho ông Long từ sớm.
Bà Hoa vui khi có người trò chuyện, nhất là những câu chuyện về công việc suốt 30 năm qua của vợ chồng bà đó chính là bán báo. “Ngày trước làm gì có được ki ốt ngồi như bây giờ đâu chú, hai vợ chồng còn ngồi ở vỉa hè cũng gần tòa soạn báo Nhân Dân kia kìa. Ngày nào hai vợ chồng cũng có mặt ở đây từ 5h sáng để đón báo từ các nhà in được người ta chở đến. Trước ít đầu báo nhưng bán thích lắm; những tờ báo tin tức hằng ngày như Tuổi trẻ, Thanh niên nếu không mua nhanh qua quá giờ sáng là gần như hết...”, bà Hoa kể.
Những sạp báo tại 71 Hàng Trống cũng nhuốm màu thời gian, những người gắn bó với nghề bán báo như vợ chồng ông Long, bà Hoa trên đầu đã đôi màu tóc nhưng sạp báo thì vẫn thế. Những chồng báo vẫn được chủ nhân của nó xếp ngay ngắn, trật tự và người bán thì vẫn tươi cười, nhiệt tình với khách hàng. Bán báo in thì nhu cầu nắm bắt tâm lý khách hàng là điều đặc biệt quan trọng, bà Hoa cho biết: “Ngày trước chúng tôi làm sạp ngay vỉa hè, người mua báo họ đọc nhiều nhất là báo có lượng tin tức lớn hằng ngày như báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên. Người thích đọc tin pháp luật, thế giới như Công an nhân dân, An ninh thế giới. Giới trẻ thì họ yêu thích tờ Thể thao văn hóa hơn còn những tờ như Tuổi Trẻ đời sống, Đời sống và Pháp luật hay Xa lộ pháp luật có nhiều bài báo hay về đời sống – xã hội nên bán cũng rất tốt...”.
Chúng tôi còn được nghe câu chuyện của ông bà chủ sạp báo Long Hoa kể lại khi chứng kiến những bạn đọc tranh luận nảy lửa, giành giật tờ báo đến 3 - 4 tiếng đồng hồ chỉ vì một bài báo mà cả hai đang theo dõi dang dở. Đó là một bài báo đăng trên tờ báo giấy “Gia đình và Pháp luật” viết dài kỳ về một câu chuyện gia đình có nhiều mâu thuẫn được tác giả kể lại vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, vì là tờ báo ra có số lượng ít nên bạn đọc tìm mua phải đi từ sớm, người đến sau chỉ có thể ngậm ngùi nhìn người đến trước đọc bài báo yêu thích.
Tình yêu nghề gắn mãi với thời gian
Câu chuyện về nghề bán báo xưa còn vang trong phố phường Hà Nội bởi tiếng rao báo như một nét đẹp mà không thể quên lãng. Nhưng nghề bán báo giờ khác xưa nhiều quá, tiếng rao báo cũng ít dần đi bởi con người đang bước vào thời đại mới, thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. “Bây giờ ai trên tay cũng có chiếc điện thoại vào mạng, rồi cả máy tính bảng; Họ đọc tin tức nhanh hơn và tiện hơn chứ không còn phải chạy qua sạp mua báo giấy đọc nữa...”- ông Long ngậm ngùi than thở về cái nghiệp bán báo 30 năm qua.
Sạp báo Long Hoa cũng trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian nhưng hai vợ chồng ông Long, bà Hoa vẫn vậy, vẫn hằng ngày chăm chút từng tờ báo in, xếp sắp chúng một cách trật tự, ngay ngắn để khách hàng đến có thể dễ quan sát, lựa chọn tờ báo mình yêu thích. Bây giờ, ngoài bán báo hai vợ chồng ông bà bán thêm cả sim thẻ điện thoại, một ít thuốc lá, đồ thủ công mỹ nghệ cho du khách thăm phố cổ... để tăng thêm thu nhập.
“Đơn giản vì tôi đã gắn bó với nó quá lâu rồi. Một ngày xa sạp báo là nhớ lắm. Nhưng cũng nghĩ mình già rồi, làm suốt 30 năm bây giờ ngại thay đổi. Bán báo cũng nhiều cái hay, thú vị lắm...”, ông Long chia sẻ. Đó có thể là lời nói thật lòng của một người yêu nghề, gắn bó và dường như không thể quên khi xa cách. Chỉ có cảm giác yêu thì khi đi xa người ta mới nhớ, đôi khi là không thể nói nên lời.
Hà Nội nay cũng chỉ còn vài sạp báo như tại số 71 Hàng Trống đã dần thưa khách bởi bạn đọc giờ đây đã có báo điện tử để cập nhật tin tức hằng ngày. Ông Long trong câu chuyện với chúng tôi cũng dẫn ra một so sánh: “Trước đây mùa World cup sáng nào tôi cũng bán hết veo báo Thể thao Văn hóa, rồi đến những tờ báo mà có bài viết liên quan đến bóng đá. Lúc ấy người đọc họ tìm đến đông như trẩy hội ấy. Nhưng bây giờ thì khác rồi, họ lên báo điện tử đọc dễ hơn, rồi xem video nữa chứ mấy ai ra đây mua báo bóng đá đâu...”.
Có thể thấy, sự sụt giảm của báo in là do lượng người đọc, những người quan tâm đến tờ báo in rồi đến với sạp báo của ông Long đa phần là trung niên và người già; còn người trẻ thì rất ít, họ có mua cũng là mua về cho cha, cho ông họ.
Văn hóa đọc có lẽ là một nét đẹp không thể phai mờ của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nó đã đi sâu vào tiềm thức, vào cuộc sống của con người để tạo nên những giá trị cốt lõi, nhân văn của cuộc sống.
Trước thời buổi kinh tế thị trường, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến những sạp báo in Hà Nội, trong đó có sạp báo của vợ chồng ông Long, bà Hoa nhưng qua thời gian nó vẫn tồn tại. Bằng tình yêu nghề, những sạp bán báo in có lẽ sẽ không bao giờ bị mất đi mà luôn được chủ nhân của nó duy trì. Đó như một ngọn lửa cháy âm ỉ tạo nên một bức tranh cuộc sống muôn màu nơi phố phường Hà Nội.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.