(CLO) Trong giai đoạn thị trường khó khăn, thiếu thanh khoản và dòng tiền, nhiều doanh nghiệp đã tìm đủ cách để xoay sở nhằm vượt qua giai đoạn này. Các biện pháp như cắt giảm nhân sự, chi phí hoạt động và thậm chí là bán rẻ cả dự án để tồn tại.
"Bán mình" để tồn tại
Việc nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm thông qua các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) đã từng được nhiều chuyên gia cảnh báo trong giai đoạn thị trường bất động sản gặp khó vào quý III/2022. Các doanh nghiệp Việt Nam từng làm chủ thị trường, nắm quỹ đất lớn và giữ được thị phần của riêng mình. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn, việc mất thanh khoản và cạn kiệt dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp phải “bán mình” để tồn tại.
Đáng nói vào thời điểm đó, các dự án được bán với giá rẻ đã trở thành cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh có cơ hội thôn tính thị trường. Từ đó làm mất đi lợi thế vốn có của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.
Một trong những thương vụ M&A lớn có thể kể đến đó là thương vụ Tập đoàn Keppel cùng quỹ đầu tư Keppel Vietnam Fund (KVF), gọi chung là Keppel Consortium đã ký các thỏa thuận ràng buộc để mua lại 49% số cổ phần hai dự án khu dân cư liền kề ở TP Thủ Đức. Dự kiến, việc mua lại cổ phần của hai dự án có chi phí phát triển hơn 10.000 tỷ đồng này sẽ hoàn thành trong năm nay.
Nhiều dự án được "bán" thông qua hình thức góp vốn để doanh nghiệp tự cứu mình.
Được biết đây là khoản đầu tư chung thứ hai của Keppel và KVF sau thương vụ mua lại ba khu đất tại Hà Nội vào năm 2022. Joseph Low, Chủ tịch Keppel tại Việt Nam cũng cho biết, việc mua vốn tại hai dự án nói trên phù hợp với mô hình kinh doanh của Keppel, cho phép công ty khai thác quỹ đất của bên thứ ba để tăng trưởng. Keppel cũng muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp có chiến lược đa dạng hóa các khoản đầu tư và không tập trung vào Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro.
Trước đó, Frasers Property Việt Nam, công ty thuộc hệ sinh thái Frasers Property Group - một tập đoàn đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong sở hữu, vận hành và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng trong lĩnh vực bất động sản cũng công bố hợp tác với một tập đoàn tại Việt Nam để triển khai các khu công nghiệp ở phía Bắc với tổng đầu tư tương đương 250 triệu USD. Tại thương vụ này, phía FPV đã góp 49% vốn điều lệ.
Ngoài các thương vụ mua bán, góp vốn với các công ty có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cũng liên tục có các thương vụ đầu tư, thâu tóm lẫn nhau thông qua việc mua bán cổ phần. Nhờ đó mà các doanh nghiệp đang khó khăn có thể tiếp tục duy trì, hoàn thiện những dự án đang dang dở trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn.
Trong báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BSC) cũng đánh giá hoạt động M&A bất động sản có thể nóng lên trong giai đoạn 2023 - 2024 do thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc. Các doanh nghiệp bất động sản đang trải qua giai đoạn thiếu hụt thanh khoản khi các nguồn huy động vốn đều ít nhiều gặp trở ngại.
Lý giải nhận định trên, BSC cho rằng đó là do công tác bán hàng gặp khó khăn vì tâm lý tiêu cực của thị trường, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thực, cả doanh nghiệp và người mua nhà đều phụ thuộc vào vốn vay. Thứ hai là trong giai đoạn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản vẫn được kiểm soát chặt chẽ trong khi các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, cổ phiếu không thuận lợi. Cuối cùng là lãi suất tăng cao và điểm rơi trái phiếu đáo hạn tập trung vào 2023 - 2024. Với nhiều thách thức bủa vây, các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chọn lựa kênh mua bán sáp nhập để giải quyết khó khăn.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp phải bán dự án một phần dự án cũng đến từ việc đầu tư dàn trải, vượt qua năng lực tài chính. Một số doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận nên không đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, khách hàng.
Khó khăn không chỉ riêng bất động sản
Tuy nhiên, khi nhìn nhận giai đoạn cuối năm 2022 cho tới những tháng đầu năm 2023, những vấn đề của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, không chỉ riêng bất động sản. Điều đó thể hiện bằng việc những thương vụ M&A còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác, khi nhiều doanh nghiệp phải bán tài sản với giá rẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài do gặp khó khăn trong sản xuất và cạn vốn.
Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế – xã hội gần đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra, nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán tài sản với giá chỉ bằng 50% giá trị thực và người mua là doanh nghiệp nước ngoài, do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và khả năng hấp thu vốn hạn chế.
Cũng theo khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Có tới 82,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Ngoài bất động sản, nhiều doanh nghiệp cũng đang phải bán nhiều loại tài sản để tồn tại.
Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%. Đặc biệt, niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp với 81,4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực và rất tiêu cực.
Qua khảo sát cho thấy, những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, đó là tình hình đơn hàng (59,2%); tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và quy định pháp luật (45,3%) cùng nỗi lo nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%). Điều đáng chú ý là dù khó khăn nhưng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả
Còn theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong bốn tháng đầu năm nay, cả nước có 1.044 giao dịch góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp trong nước của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỉ đô la, tăng đến hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 77.001 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái đến 25,1% với con số bình quân mỗi ngày là hơn 600 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị bổ sung thêm chính sách phát triển nhà ở cho công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn, rất cấp bách của đội ngũ này.
Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra vào lúc 09h00 ngày 29/03/2025, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực. Với pháp lý vững chắc, Majestic City không chỉ là nơi an cư lý tưởng mà còn là sản phẩm đầu tư có dư địa tăng giá vượt trội trên thị trường.