Doanh nghiệp bất động sản không xin “tiền” hỗ trợ, mà xin “cơ chế”

Thứ sáu, 11/06/2021 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Chủ tịch HoREA, điều các doanh nghiệp bất động sản cần Chính phủ, UBND TP.HCM hỗ trợ hiện nay không phải là tiền, hay lãi suất ưu đãi, mà là cởi bỏ các nút thắt cơ chế, chính sách.

Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp bất động sản chịu thiệt hại thế nào?

Tháng 3/2020, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có bản báo cáo về những tác động của đại dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Trong báo cáo của VCCI, những nhóm ngành kinh tế chịu thiệt hại nặng nhất trong hơn 1 năm qua bao gồm nông nghiệp, thủy sản, dệt may, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu. Đặc biệt, ngành bất động sản cũng được liệt kê vào danh sách này.

Trong nhóm bất động sản, các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp môi giới bất động sản chịu thiệt hại nặng nhất do COVID-19.

Trong nhóm bất động sản, các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp môi giới bất động sản chịu thiệt hại nặng nhất do COVID-19.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Phan Đình Vĩnh, chuyên gia bất động sản cho biết: Trong nhóm bất động sản, các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp môi giới bất động sản, hoặc các doanh nghiệp phát triển mảng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, văn phòng và mặt bằng cho thuê là đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ đại dịch.

Trong khi đó, những “ông lớn” phát triển khu đô thị, chung cư, đất nền, biệt thự hay shophouse gần như “bình lặng” trước đại dịch. Ngược lại, mảng bất động sản công nghiệp lại tỏa sáng, nhờ vào sự dịch chuyển nhà máy, xí nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam, và hàng loạt hiệp định thương mại đã được ký kết.

“Tính tới đầu mùa dịch tới nay, hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản đã giải thế, phá sản. Hàng nghìn lao động trong ngành, đa phần là nhân viên môi giới đã thất nghiệp. Dù vậy, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá là triển vọng hồi phục rất cao”, ông Vĩnh cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, trong bối cảnh thị trường vẫn chịu ảnh hưởng mạnh từ đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư cần thay đổi phương thức kinh doanh. 

Trong đó, giải pháp được tốt nhất trong thời điểm này chính là áp dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp cần sử dụng các nền tảng bán hàng trực tuyến, giúp kết nối người mua và người bán mà không cần gặp mặt trực tiếp. Thay đổi để thích ứng là điều sống còn của các doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới”.

Yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản vượt dịch không phải là tiền

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM kiến nghị, Chính phủ nói chung và UBND TP.HCM nói riêng cần có những giải pháp quyết liệt hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản vượt dịch không phải là tiền.

Yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản vượt dịch không phải là tiền.

Theo ông Châu, điều các doanh nghiệp bất động sản cần Chính phủ, UBND TP.HCM hỗ trợ hiện nay không phải là tiền, hay lãi suất ưu đãi. Trên thực tế, điều mà đại đa số doanh nghiệp cần chính là cởi bỏ các nút thắt về cơ chế, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục đầu tư xây dựng để tăng sức chống chịu và vượt qua đại dịch.

Ở tầm quốc gia, ông Châu kiến nghị Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản khai thác chủ động nguồn cung vắc-xin ngừa COVID-19. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động phòng ngừa cho người lao động trong ngành, thúc đẩy cho thị trường bất động sản tăng trưởng.

Với riêng TP.HCM, Chủ tịch HoREA kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành văn bản hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở. Văn bản này gồm 4 bước, cắt giảm 2 bước so với trước. 

Đồng thời, Chủ tịch HoREA kiến nghị, Sở Quy hoạch và Kiến trúc sớm trình UBND TP.HCM  ban hành “quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để tách thành dự án độc lập”

Về mặt lợi ích, việc cắt giảm 2 bước trong việc xin thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở, hoặc các quy định chi tiết về tỷ lệ khu đất;... giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án. 

Ngoài ra, Chủ tịch HoREA đề nghị Chính phủ sớm tháo gỡ “ách tắc” về việc nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại đã có quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nhưng không được công nhận là chủ đầu tư.

Ông Châu phân tích: Hiện nay, theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, tất cả các dự án nhà ở thương mại, nhà đầu tư đã có quyền sử dụng 100% đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, nhưng không được công nhận là chủ đầu tư, mặc dù nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất các thửa đất này đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và Luật Đầu tư 2020.

“Với quy định này, dù đã đủ thực hiện nghĩa vụ theo Luật Đất đai và Luật Đầu tư, nhưng chủ đầu tư vẫn không thể thực hiện được dự án vì vướng phải Nghị định 30, điều này khiến quá trình thực hiện dự án bị kéo dài, gây ra hiện tượng chậm tiến độ, độn vốn lên cao. Do đó, tôi mong Chính phủ, UBND sớm xem xét để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản”, ông Châu nói.

Việt Vũ

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản