(CLO) Không thể tránh được mọi cuộc khủng hoảng nhưng nếu có năng lực kiểm soát được khủng hoảng thì tác động của khủng hoảng sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Đã có 32% số doanh nghiệp (DN) Việt Nam được hỏi cho biết họ đã vượt qua cuộc khủng hoảng do COVID-19 nhờ ở năng lực quản trị.
Doanh nghiệp gia tăng sức chống đỡ với khó khăn, rủi ro bất ngờ
Tại hội thảo công bố báo cáo “Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam với khủng hoảng Covid-19, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước khủng hoảng” do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hôm nay (9/11), các tác giả bản báo cáo cho rằng, doanh nghiệp cần phải đề cao hơn tầm quan trọng của việc gia tăng sức chống đỡ trước các hoàn cảnh bất lợi, rủi ro bất ngờ.
"Doanh nghiệp cũng cần xem xét sâu rộng hơn các ảnh hưởng vĩ mô thay vì tập trung chủ yếu vào các yếu tố vi mô như trước đây và càng cần phải có kế hoạch toàn diện nhằm giải quyết các tác động khủng hoảng theo các kịch bản khác nhau", đại diện nhóm nghiên cứu nhận xét.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Vân Hà.
Theo các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, khi có những biến cố bất ngờ, hay khi khủng hoảng xảy ra sẽ có nhiều doanh nghiệp mất phương hướng, lúc này vai trò hỗ trợ của các hiệp hội rất lớn. Nhiều hiệp hội đã chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhưng phần lớn các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng còn yếu, vai trò rất mờ nhạt.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự phản ứng chính sách nhanh, hành động của Chính phủ, chính quyền địa phương rất quan trọng với doanh nghiệp và càng đặc biệt quan trọng khi có biến cố, khi có khủng hoảng…
Nhờ những chính sách hỗ trợ chưa từng có tiền lệ đã được Chính phủ rất khẩn trương đưa ra với quy mô chưa từng có khi COVID-19 bùng nổ đã giúp cho doanh nghiệp trụ được, gượng dậy và phục hồi.
7 yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp với ứng phó khủng hoảng
Cũng theo nhóm nghiên cứu, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2020 có 101.719 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 13,9% so với năm 2019. Năm 2021 cũng là năm có số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao nhất trong nhiều năm trở lại đây do những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.
Trình bày báo cáo này, ông Lê Anh Văn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, khi đối diện với các cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp thường không có sự chuẩn bị kịp thời và không có một kế hoạch phù hợp để ứng phó.
Ở một khía cạnh khác, tính đến hết năm 2021, trên cả nước có khoảng 857.5512 doanh nghiệp đang hoạt động SXKD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, và tăng gần 13%3 so với năm 2019.
“Những con số này cho thấy sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, quả cảm chiến đấu với dịch bệnh và biến khả năng ấy trở thành năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế’’, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng - Cục Quản lý đăng ký kinh doanh phát biểu.
Cũng theo Cục trưởng Bùi Anh Tuấn, nghiên cứu này cho thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động lập kế hoạch ứng phó với khủng hoảng và bài học kinh nghiệm ứng phó với khủng hoảng, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng như thế nào.
Nghiên cứu này cho biết doanh nghiệp đã ứng phó và vượt qua khủng hoảng nhờ 7 yếu tố quan trọng. Trong đó, 32,9% cho biết họ vượt qua khủng nhờ năng lực quản trị; 20,5 % doanh nghiệp duy trì được khách hàng, phát triển được thị trường.
Quy mô vốn là yếu tố thứ 3 giúp doanh nghiệp trụ vững, và 20% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định điều này. “Quy mô lớn dễ trụ lại tốt hơn và phục hồi tốt hơn doanh nghiệp nhỏ”, ông Lê Anh Văn cho biết.
Yếu tố thứ tư, đó là ngành nghề kinh doanh, và 18% số doanh nghiệp được hỏi cho biết.
Thứ năm, đó là khả năng huy động vốn, 17,6% doanh nghiệp cho biết. Những doanh nghiệp không duy trì được dòng vốn khó có thể trụ được trước khủng hoảng.
Thứ sáu, theo 14,9% số doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, có tuổi đời nhiều hơn và đã trải qua nhiều khó khăn thì vượt khủng hoảng vừa rồi tốt hơn.
Chuyển đổi số cũng là yếu tố thứ bảy giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhưng số này không nhiều, chỉ có 14,7% doanh nghiệp cho biết đã bắt kịp chuyển đổi số, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin nên đã vượt qua được khủng hoảng.
Doanh nghiệp Việt Nam khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao nhưng sức chống chịu kém.
Nghiên cứu này cũng đưa ra nhiều phát hiện đáng chú ý. Đó là đối mặt với khủng hoảng, gần như các doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh phi truyền thống.
Đồng nghĩa với điều đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một yếu tố sống còn để đảm bảo doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển.
Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp tốt, trong đó quản trị nguồn lực tài chính và cân đối dòng tiền là yếu tố cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng.
Một phát hiện nữa, đó là tuy doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao nhưng sức chống chịu kém. Khi gặp khủng hoảng, thường chưa có chiến lược ứng phó và quản trị rủi ro.
Để giúp các doanh nghiệp có thể thích ứng và ứng phó có hiệu quả với các cuộc khủng hoảng, các cú sốc bất ngờ trong tương lai đòi hỏi phải có những giải pháp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Thông điệp của nghiên cứu này là: các doanh nghiệp cần phải nâng cao quản trị doanh nghiệp, và cần có chiến lược, có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng, quản lý rủi ro để đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là chìa khóa để bất kỳ doanh nghiệp nào tồn tại.
Về phía Nhà nước, cần có chiến lược ứng phó với khủng hoảng ở tầm quốc gia, định hướng cho doanh nghiệp những việc cần làm ngay và hành động ưu tiên nhằm tiết kiệm nguồn lực và tăng tính hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có những giải pháp hỗ trợ nhằm tăng khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Và nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp khi đối diện với khủng hoảng.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Sở công thương các tỉnh, thành phố triển khai Chỉ thị của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.