Doanh nghiệp “chê” chính sách vay lãi 0% để trả lương cho người lao động

Thứ sáu, 12/03/2021 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của VCCI, trong năm 2020, có 95 văn bản chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành. Một số chính sách được đánh giá cao, nhưng một số hoạt động không hiệu quả.

Nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành được các DN phản ánh đến hội thảo cho là hoạt động không hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nhiều chính sách hỗ trợ DN được ban hành được các DN phản ánh đến hội thảo cho là hoạt động không hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Theo đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo công bố báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 sáng nay (12/3), tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 11, chỉ đạo nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với đại dịch Covid-19.

Ngay sau Chỉ thị 11, Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục ban hành 95 văn bản, chính sách khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp “vượt” dịch thành công. Trong đó, có 46 chính sách mới từ trung ương, và 49 chính sách tới từ các địa phương.

Trong tổng số 95 chính sách hỗ trợ được ban hành vào năm ngoái, đại diện VCCI đánh giá cao 4 gói hỗ trợ chủ lực cho nền kinh tế, đó là gói hỗ trợ tín dụng 25.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ giảm thuế 180.000 tỷ đồng và 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương cho người lao động.

Hầu hết, các doanh nghiệp đều đánh giá cao các giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những yếu tố chủ đạo, giúp kinh tăng trưởng 2,91%, khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi có kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020.

Về lý thuyết, các gói hỗ trợ nếu trên sẽ là một giải pháp có thể giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp khi đối phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tiếp cận các gói hỗ trợ này không hề dễ.

Khảo sát của VCCI cho thấy, chính sách vay tín dụng lãi suất 0% để trả lương cho người lao động là khó tiếp cận nhất. Khoảng 26% bao gồm cả doanh nghiệp “nội” và doanh nghiệp FDI, trong tổng số hơn 10.000 doanh nghiệp được khảo sát cho biết, rất khó tiếp cận gói tín dụng này.

Một số doanh nghiệp cho rằng, gói tín dụng này không thật sự hữu ích, và không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Tiếp đến là chính sách giãn thời gian khoản vay, và giảm lãi suất cũng không hề dễ tiếp cận. Ở chiều ngược lại, các chính sách liên quan tới thuế, như thuế đất, thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp được đánh giá cao về khả năng thực thi.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng: Mặc dù Chính phủ, cùng bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách này còn yếu, nên cần cải thiện việc thực thi các chính sách hỗ trợ.

Ông Lộc nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả thực thi, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành.

Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.

Đồng thời, đối với các chính sách đã ban hành, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần chủ động nắm bắt tình hình triển khai.

Đại diện VCCI phát biểu ý kiến

Đại diện VCCI phát biểu ý kiến

"Đặc biệt là những vướng mắc,bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời và có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, chú trọng các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19", ông Lộc nói.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, các bộ, ngành cần quan tâm hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ,siêu nhỏ bởi khả năng chống chịu kém của nhóm doanh nghiệp này. Nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề,nâng cao trình độ cho người lao động.

Bên cạnh các giải pháp đã được ban hành, ông Lộc kiến nghị Chính phủ có chính sách tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19.

“Đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới. Việc Này quan trọng không kém việc cứu các doanh nghiệp gặp khó khăn, vì sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp tìm cơ hội trong bối cảnh mới”, ông Lộc cho biết.

Nguyễn Hoài Thu

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp