(CLO) Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quảng Bình đã quyết định khởi kiện UBND tỉnh Hưng Yên ra toà trong vụ án “Yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
TAND tỉnh Hưng Yên đã chính thức có thông báo thụ lý vụ án do thẩm phán Nguyễn Duy Phượng ký ngày 8.12 gửi VKSND tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Hưng Yên, Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quảng Bình.
Thông báo cho biết: TAND tỉnh Hưng Yên chính thức thụ lý vụ án hành chính số 69/2023/TLST-HC về việc khiếu kiện “Yêu cầu huỷ bỏ quyết định hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa người khởi kiện là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quảng Bình, địa chỉ tại thôn Nội Doanh, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) với bên bị kiện là UBND tỉnh Hưng Yên.
Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết gồm: Tuyên huỷ bỏ quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 27.10.2022 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc huỷ bỏ quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Buộc UBND tỉnh Hưng Yên bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Quảng Bình do UBND tỉnh Hưng Yên ban hành trái quy định Quyết định số 2450/QĐ-UBND gây ra. Số tiền tạm tính là 1.415.574.765 đồng.
Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, ngày 12.7, Sở TN&MT Hưng Yên có công văn số 1537/STNMT-TNN do ông Nguyễn Đức Kiền, Phó giám đốc ký gửi ông Ninh Văn Việt và các thành viên góp vốn Công ty TNHH DV&TM Quảng Bình (Công ty Quảng Bình) cho biết: Không tiếp tục gia hạn giấy phép với Công ty Quảng Bình vì ngày 22.8.2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 525/TTr STNMT, trình UBND tỉnh phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Thay thế Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 1810/2013 của UBND tỉnh) gồm 4 khu vực mỏ cát đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01.7.2011 (ngày Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực), trong đó có khu vực mỏ cát xã Đông Ninh của Công ty Quảng Bình.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hưng Yên đã có Báo cáo số 279/BC-BCS ngày 31.8.2022 xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương phê duyệt khu vực không đấu giá 04 khu vực này. Tỉnh ủy đã có Thông báo số 716-TB/TU ngày 19.9.2022 thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đưa 04 khu vực mỏ cát nói trên ra khỏi khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và UBND tỉnh đã có Quyết định số 2450/QÐ-UBND ngày 27.10.2022 về việc hủy bỏ Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên, hủy bỏ các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó có nội dung: "Các khu vực đã được cấp phép mà giấy phép khai thác còn hiệu lực được thực hiện đến khi hết hạn giấy phép (không gia hạn giấy phép) ".
“Quyết định chủ trương đầu tư số 86/QE-UBND ngày 04.5.2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp cho Công ty Quảng Bình thực hiện "Dự án đầu tư xậy dựng công trình khai thác mỏ cát tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu" hết hạn ngày 04.5.2021. Theo khoản 1, Điều 84, Luật Khoáng sản năm 2010: "Tổ chức, cá nhân đuợc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoảng sản trước ngày Luật này có hiệu lực thì đuợc tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn quy định trong giấy phép".
UBND tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy phép với thời gian 2 năm và tiếp tục gia hạn giấy phép 2 năm để có thời gian tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ dự án nhưng dự án vẫn không thực hiện được”, Công văn của Sở TN&MT Hưng Yên nêu.
Phản biện lại quan điểm trên, ngày 17.7, Công ty Quảng Bình tiếp tục có văn bản gửi Ban Dân nguyện Quốc hội, Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, không đồng ý với Văn bản số 1537 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên với nội dung như sau:
Việc bàn giao mốc giới khu vực khai thác: Văn bản 1537 có nêu “mặc dù đã tích cực tuyên truyền chủ trương của tỉnh, vận động nhân dân ủng hộ dự án, tuy nhiên vẫn không được nhân dân ủng hộ. Việc chưa bàn giao mốc giới là do tình hình an ninh, trật tự và có sự thống nhất, nhất trí của Công ty Quảng Bình tại Biên bản họp ngày 18.5.2019 và ngày 19.4.2019. "
Theo hồ sơ và quy trình cấp giấy phép quy định trong Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản khác liên quan, không có quy định nào yêu cầu cá nhân/tổ chức thực hiện dự án phải được cư dân sinh sống tại nơi khai thác đồng ý, chấp thuận. Tuy nhiên, để dự án được cấp phép và triển khai một cách thuận lợi nhất có thể, Công ty Quảng Bình đã chấp thuận yêu cầu của chính quyền để làm việc với người dân tại xã Đông Ninh, nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản và được đông đảo người dân đồng ý, chấp thuận.
Mặc dù đã có những biên bản làm việc thể hiện Công ty Quảng Bình thống nhất chưa bàn giao mốc giới từ năm 2019 nhưng sau khi làm việc với người dân và được đông đảo người dân và chính quyền xã Đông Ninh ủng hộ, năm 2022 Công ty Quảng Bình đã nhiều lần gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đề nghị bàn giao mốc giới. Tuy nhiên, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên lại có lý do như đã nêu tại Văn bản 1537 là “vẫn còn có ý kiến chưa đồng thuận, nếu tiền hành bàn giao mốc giới sẽ không đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn và đề nghị tiếp tục vận động nhân dân, khi có sự đồng thuận mới tiến hành bàn giao mốc giới.”
Như vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên không những yêu cầu nhà đầu tư vận động người dân trên địa bàn thực hiện dự án đồng thuận cho thực hiện dự án đã được cấp phép đúng thủ tục mà còn yêu cầu nhà đầu tư đạt chấp thuận 100%, không có ý kiến chưa đồng thuận.
“Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cung cấp cho Công ty Quảng Bình căn cứ pháp lý của yêu cầu Công ty Quảng Bình phải có sự đồng thuận 100% của người dân xã Đông Ninh thì mới được bàn giao mốc giới thực hiện dự án khai thác cát tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trường hợp không đưa ra được căn cứ pháp lý cho yêu cầu trên thì những việc làm, những yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đang đề ra với Công ty Quảng Bình là hoàn toàn trái pháp luật”, Công văn của doanh nghiệp đề nghị.
Theo công văn, việc không tiếp tục gia hạn giấy phép: Thời điểm ban hành Quyết định số 1964/QĐ-UBND về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ("Quyết định số 1964") là ngày 18.10.2013, tức là UBND tỉnh Hưng Yên đã căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP để khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 27.10.2022 UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND huỷ bỏ Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (“Quyết định số 2430”) cần căn cứ theo các tiêu chỉ quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29.11.2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
Theo đó, tại điểm g) khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định: “Điều 22. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Khu vực có khoảng sản được khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
g) Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.”
Theo nội dung quy định nêu trên, khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản thì phải được xếp vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoảng sản.
“Tuy nhiên, UBND tỉnh Hưng Yên lại bỏ qua tiêu chí nêu trên khi xem xét điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thành khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, không gia hạn giấy phép khai thác, đồng thời cũng không rà soát, xem xét quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan là đang trái với quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định cho thuê đất nhưng chậm được bàn giao đất thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa”, Công văn của Công ty Quảng Bình bày tỏ.
Công văn cho rằng: “Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, Công ty Quảng Bình chưa được bàn giao đất trên thực địa thì chưa bắt đầu tính thời hạn hoạt động của dự án, nghĩa là dự án khai thác cát của Công ty Quảng Bình đã được cấp vẫn còn thời hạn thực hiện.
Tuy nhiên trên giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nên không thực hiện được các thủ tục đầu tư. Chính vì vậy, ngày 01.12.2022. Công ty Quảng Bình có đơn và hồ sơ xin Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản không chấp thuận gia hạn với lý do đã có Quyết định số 2450 hủy bỏ Quyết định số 1964 đưa mỏ cát xin gia hạn ra khỏi khu vực không đấu giá quyền khai khác khoáng sản...
Trên thực tế, từ trước đến nay Công ty Quảng Bình dù đã thực hiện rất nhiều thủ tục theo yêu cầu của chính quyền nhưng chưa được khai thác cát hoàn toàn không phải do lỗi của Công ty. Vậy mà đến thời điểm này, vì Quyết định số 2450 mà Công ty Quảng Bình đang không được tiếp tục thực hiện dự án đã bỏ công sức trong suốt 13 năm qua, không được đảm bảo quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật.
Vì vậy, Công ty Quảng Bình đề nghị các các cơ quan xem xét, có ý kiến, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên huỷ bỏ Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 27.10.2022 hoặc loại trừ khu vực mỏ cát Đông Ninh do Công ty Quảng Bình đang thực hiện các thủ tục đầu tư ra khỏi phạm vi áp dụng của Quyết định này” - Văn bản cho biết.
(CLO) Có tới 8 trong số 11 thẩm phán của Tòa án Tối cao Mexico đã từ chức và từ chối tham gia cuộc bầu cử cho tòa án dự kiến tổ chức vào tháng 6 năm sau, theo thông báo của tòa án này hôm thứ Tư.
(CLO) Sáng 31/10, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, công tác chuẩn bị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố.
(CLO) Đó là nội dung quan trọng được khẳng định tại Hội nghị “Tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam năm 2024” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Tỉnh uỷ Khánh Hoà tổ chức ngày 31/10 tại TP Nha Trang dành cho 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước.
(CLO) Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) đã vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 11% chỉ sau 9 tháng. Cổ phiếu TLG cũng tăng giá 22% so với vùng đáy hồi tháng 2/2024.
(CLO) Ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
(CLO) Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã đặt câu hỏi vì sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây cho rằng họ có quyền hỗ trợ Kiev.
(CLO) Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian vừa qua, tuyến đê tả Đáy đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội xuất hiện 3 điểm sụt lún đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
(CLO) Samsung đang cân nhắc trong chiến lược kinh doanh của mình khi có ý định loại bỏ thương hiệu "Galaxy" khỏi dòng sản phẩm cao cấp. Đây được xem là nỗ lực nhằm phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm phổ thông và các thiết bị cao cấp của hãng, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh gay gắt với Apple vẫn đang tiếp diễn.
(CLO) Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm màng não do virus đường ruột gây nên, tuy nhiên hiện bệnh này chưa có vắc xin và thuốc đặc trị.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, được cho là đang chuẩn bị tung ra công cụ tìm kiếm riêng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là nỗ lực mới của Meta nhằm giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm của Google và Microsoft.
(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.
(CLO) Trong tháng 10.2024, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
(CLO) Chính quyền các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đang phối hợp các hội đoàn thể triển khai hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp người dân vượt qua những khó khăn trước mắt.
(CLO) 33 đơn vị của Hà Nội chưa đạt cam kết giải ngân vốn đầu tư công, các tháng còn lại năm 2024, thành phố phải giải ngân 44.927 tỷ đồng, tương đương 55,4% kế hoạch.
(NB&CL) Thanh tra tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền Quảng Nam (TP. Tam Kỳ). Qua đó, chỉ ra hàng loạt sai phạm, khuyết điểm của Giám đốc BV cùng cá nhân có liên quan.
(CLO) Thời gian qua, trên địa bàn xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có nhiều doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng trái phép nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm, gây bức xúc dư luận.
(CLO) Trong giai đoạn 2018-2023, CTCP Đầu tư Phú An đã trúng 20 gói thầu do UBND phường Hội Hợp (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, các gói thầu này chỉ có duy nhất CTCP Đầu tư Phú An tham gia, với phần lớn giá trúng thầu có tỷ lệ tiết kiệm chỉ nằm ở mức tượng trưng.
(CLO) Dù các bước triển khai thủ tục thực hiện dự án của chính quyền huyện Thủy Nguyên có thể nói là ''thần tốc''. Tuy nhiên, xác nhận với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, ông Phạm Văn Hào, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thuỷ Nguyên cho biết, Dự án đầu tư xây dựng đường bao phía Nam xã Thủy Sơn đã không về đích theo đúng tiến độ đề ra.
(CLO) Thời gian vừa qua, Công ty TNHH MTV Xây dựng Đức Cường đã trúng hơn 60 gói thầu chủ yếu tại tỉnh Hoà Bình với tổng giá trị gần 600 tỷ đồng. Trong đó, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp, một số công trình bộc lộ dấu hiệu thi công ẩu, chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư?
(CLO) Hàng loạt vi phạm pháp luật đất đai tại xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã diễn ra và tồn tại suốt nhiều năm qua khiến dư luận địa phương bức xúc. Điều đáng nói, chủ thể vi phạm không chỉ là những người dân mà còn cả chính quyền sở tại.
(CLO) Dự án đầu tư xây dựng đường bao phía Nam xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2020, đến nay đang trong quá trình nghiệm thu quyết toán nhưng vẫn ‘vấp’ phải những kiến nghị của người dân.
(CLO) Công ty cổ phần xây dựng Vacic liên tiếp trúng các gói thầu do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) mời thầu. Tại các dự án công ty này đang thi công còn có dấu hiệu của việc thi công ẩu và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
(CLO) Trong 3 năm liên tiếp, Công ty TNHH Nội thất xây lắp Trà Vinh trúng 3 gói thầu tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp này có dấu hiệu không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
(NB&CL) Công trình trụ sở UBND phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng đang trong quá trình hoàn thiện, bất ngờ dừng thi công hơn 1 năm nay, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.