Doanh nghiệp phá sản hàng loạt: Giải cứu trước khi quá muộn!

Thứ bảy, 04/04/2015 00:01 AM - 0 Trả lời

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt: Giải cứu trước khi quá muộn!



Doanh nghiệp giải thể ồ ạt là tín hiệu xấu cho nền kinh tế

Phá sản hàng loạt


Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế. Điều này cho thấy, con số hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể do VCCI và WB đưa ra chỉ là những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận. Hơn 120.000 doanh nghiệp còn lại có thể cũng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động...

VCCI cho biết, trung bình những năm qua, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản/giải thể, tức thấp hơn năm 2011 khoảng 8 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 vẫn chưa phải là ghê gớm nếu so với những tháng đầu năm 2012. Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ, có 169 doanh nghiệp đã làm thủ tục phá sản trong 2 tháng đầu năm tại Hà Nội, cao gấp 4,3 lần cùng kỳ năm 2011. Tại TP.HCM, số liệu từ Cục Thuế cho biết, trong 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp xin giải thể hoặc ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp phá sản tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng đột biến. Điều này khiến cho các chuyên gia lo ngại về sự khó khăn kéo dài của nền kinh tế. Nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm nay 20% doanh nghiệp thủy sản phải phá sản vì thị trường xuất khẩu khó khăn, khó tiếp cận vốn vay. "Đại gia" thủy sản Bình An đang tính đến phương án bán cả nhà máy và một số bất động sản để trả nợ, Công ty TNHH Thủy sản An Khang (Cần Thơ) vừa vỡ nợ 500 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng (Sóc Trăng) có giám đốc bị bắt vì vỡ nợ hàng chục tỷ đồng... Ngoài ra, các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác cũng gặp khó không kém. mới nhất là trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC - mã SHN). Phát biểu trước báo giới ngày 17/3, Chủ tịch HĐQT HANIC Đinh Hồng Long cho biết: "HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản"...

Lãi suất quá cao, doanh nghiệp kiệt sức

Doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là không có tiền, 80-90% vốn của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua, lãi suất mà các DN vay ngân hàng có thời điểm lên tới 24%. Nhiều DN cho rằng, với lãi suất như vậy thì tốt nhất là không hoạt động, không kinh doanh, không đầu tư.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Những DN khó khăn nhất và đang đình trệ và phá sản chủ yếu là DN dựa vào vốn ngân hàng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng với lãi suất cao như vừa qua DN làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Lợi nhuận của các DN thường khoảng từ 10 - 15%, nếu DN hoạt động chủ yếu chỉ vào tiền vay, thì lợi nhuận rơi hết vào ngân hàng. Tại cuộc họp báo mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng có thể đưa mặt bằng lãi suất cho vay về 14,5-16,5% một năm nhưng mức này vẫn còn cao so với năng lực của DN Việt Nam. Không chỉ phải chịu một mức lãi suất ngất ngưởng, các DN Việt Nam còn phải chịu những thủ tục phiền hà, chi phí nhũng nhiễu cũng gần như nhất thế giới. DN mất nhiều cơ hội, thời cơ của mình.

Lãi suất là nguyên nhân rất quan trọng nhưng không phải hoàn toàn quyết định đến việc doanh nghiệp phá sản. Nó là cộng dồn của nhiều yếu tố như: khủng hoảng kinh tế thế giới, nội lực của các doanh nghiệp yếu và kém, chính sách quản lý không phù hợp… Nói như một chuyên gia kinh tế là do các doanh nghiệp thiếu nhiều thứ: Tiền, Tài (cầm trịch, điều hành doanh nghiệp), Thông tin (đầu ra – đầu vào của sản phẩm), Tình, Tín và công nghệ. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong tình trạng không có vốn, hoàn toàn đi vay. Quản lý doanh nghiệp yếu kém, chạy theo lợi ích trước mắt, ít quan tâm đến phát triển thị trường lâu dài. Năng lực cạnh tranh gần như không có.

Ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng: Tình hình đang diễn ra rất không bình thường, số lượng DN phá sản quá lớn và đang tiếp tục gia tăng. Phải nói rằng đây là vấn đề lớn của đất nước, không những của doanh nghiệp, và của cả nền kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp bị phá sản nhiều, vấn đề thu ngân sách gặp khó, ngân hàng gặp rủi ro, người lao động thất nghiệp - vấn đề an ninh, trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng… tất cả những hệ lụy đó sẽ tác động lên tiến trình phát triển của đất nước.

Doanh nghiệp phá sản - Nhiều hệ lụy

Trong nền kinh tế thị trường, chuyện DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động là chuyện bình thường, nhưng khi DN lâm vào tình trạng này, những tác động mà nó gây ra cho xã hội không phải là nhỏ. Trước hết, một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc. DN thì nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông, nước, nợ ngân hàng… Nhưng phá sản hàng loạt như hiện nay thì thật sự rất đáng lo ngại. Điều này cho thấy tình hình “sức khỏe” của DN đang xấu đi, số phá sản giải thể vẫn tăng. Đây thực chất cũng có thể coi là sự thanh lọc nghiệt ngã sẽ diễn ra trên thương trường. Trong thời kỳ này, DN nào có năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu sẽ khó có thể tồn tại, dồn nguồn lực cho các DN có năng lực hơn. Tuy nhiên, nếu phá sản, vốn vay của ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi. Nhiều ngân hàng hiện nay không dám siết nợ doanh nghiệp. Đơn cử tại Hải Phòng, các doanh nghiệp thép đang nợ 4.000 tỷ đồng nhưng ngân hàng cũng không dám siết nợ vì nếu làm cũng không biết bán những dây chuyền sản xuất, thiết bị lạc hậu cho ai? Những khoản nợ này sẽ phải chuyển thành nợ xấu. Gánh nặng nợ xấu tăng sẽ liên quan đến an toàn của các ngân hàng và là kẻ thù của nền kinh tế.

N.Huy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn