Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ

Thứ hai, 26/04/2021 07:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đang đua nhau IPO tại Mỹ với tốc độ kỷ lục, bất chấp những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian gần đây và nguy cơ bị “đuổi” khỏi sàn Mỹ ngày càng tăng.

Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Tốc độ kỷ lục

Theo dữ liệu thống kê mới nhất của Bloomberg, các công ty Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã huy động được 6,6 tỷ USD thông qua các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ kể từ đầu năm đến nay.

Đây là sự khởi đầu giá trị tiền huy động vốn cao kỷ lục khi tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đợt IPO có giá trị lớn nhất là của công ty sản xuất xì gà điện tử RLX Technology Inc., thu về hơn 1,6 triệu USD. Tiếp đến là đợt huy động 947 triệu USD của công ty phát triển phần mềm Tuya Inc.

Động thái này diễn ra ngay cả khi căng thẳng Trung Quốc – Mỹ vẫn không cho thấy nhiều dấu hiệu của hạ nhiệt và rủi ro doanh nghiệp Trung Quốc bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vẫn không hề giảm đi.

Trên thực tế, vào tháng trước, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã tuyên bố rằng sẽ áp dụng quy định kế toán buộc doanh nghiệp nước ngoài phải chấp thuận cho giới chức quản lý Mỹ tiến hành giám sát các giao dịch tài chính. Những doanh nghiệp nào không tuân thủ sẽ bị buộc phải hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán New York và Nasdaq.

Quy định trên khiến cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đại lục có nguy cơ cao bị rơi vào “tầm ngắm” do chính quyền Bắc Kinh nhiều năm qua đã từ chối cho phép giới quản lý Mỹ được xem sổ sách kế toán vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia.

“Các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục cũng thừa nhận rằng đây sẽ là một rủi ro tiềm tàng, và nếu quy định trên được áp dụng, họ sẽ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai khó khăn”, bà Stephanie Tang – Trưởng bộ phận cổ phiếu tại Công ty Luật Hogan Lovells – nhận định.

“Dù vậy, những rủi ro này không làm giảm đi sự hấp dẫn của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với việc IPO tại sàn chứng khoán Mỹ, ít nhất là trong khoảng thời gian nửa cuối năm nay hoặc có thể sang tới năm sau”.

Bất chấp mọi rủi ro

Mặc cho mọi rủi ro tiềm tàng, sự sôi động về việc IPO của các doanh nghiệp Trung Quốc tại sàn Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra. Trong năm 2020, các doanh nghiệp Trung Quốc đã huy động được gần 15 tỷ USD thông qua các đợt IPO tại Mỹ, chạm mức cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau kỷ lục vào năm 2014 khi “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba huy động 25 tỷ USD.

Đầu tháng 4 năm nay, hãng gọi xe công nghệ Trung Quốc Didi Chuxing đã bí mật nộp đơn đăng kí cho đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) tại Mỹ lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), với mục tiêu được định giá từ 70-100 tỷ USD, theo một nguồn tin thân cận với vấn đề này.

 Nguồn tin này cũng cho biết, startup này cũng đang nghiên cứu việc niêm yết ở Mỹ để huy động khoảng 2 tỷ USD trong năm nay. Hãng này cũng đang nghiên cứu việc niêm yết thêm trên sàn chứng khoán Hồng Kông trong tương lai. Theo đó, công ty này đã chọn hai ngân hàng Goldman Sachs Group và Morgan Stanley làm bên bảo lãnh phát hành.

Didi Chuxing dự kiến huy động được 1,5 tỷ USD trước thềm IPO. Ảnh: CNBC.

Didi Chuxing dự kiến huy động được 1,5 tỷ USD trước thềm IPO. Ảnh: CNBC.

Được hậu thuẫn bởi SoftBank, Didi đã tăng tốc kế hoạch IPO trong bối cảnh hoạt động kinh doanh phục hồi khá mạnh mẽ sau đại dịch. Didi được coi là phiên bản Trung Quốc của hãng gọi xe công nghệ Mỹ Uber Technologies. Vào năm 2016, Uber đã buộc phải “bán mình” cho Didi tại thị trường Trung Quốc.

Ông Calvin Lai, một đối tác tại Freshfields Bruckhaus Deringer, cho biết: “Các doanh nghiệp startup Trung Quốc dường như vẫn cố gắng tìm mọi cách để niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ bất chấp những căng thẳng đang diễn ra. Họ coi đó là một trong những rủi ro nhưng điều đó không làm họ lung lay ý định của họ.”

Thị trường vốn của Mỹ từ lâu đã thu hút các công ty Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó bao gồm việc có tính thanh khoản cao hơn, cơ sở nhà đầu tư rộng hơn và cơ sở hạ tầng liên quan đến việc niêm yết tại Mỹ. Các công ty công nghệ và fintech đã đổ xô đến Mỹ vì quy trình hợp lý hơn cũng như sự cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp thua lỗ.

“Mỹ vẫn là một thỏi nam châm thu hút các đợt IPO của các công ty công nghệ Trung Quốc”, bà Tang chia sẻ.

                                                                                                          Hương Vũ

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô