Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận các gói hỗ trợ

Thứ bảy, 09/05/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

 

Còn nhiều rào cản

Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện nay mới chỉ có hơn 20% doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ, do nhiều vướng mắc về thủ tục triển khai.

Còn theo khảo sát từ Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM về khả năng tiếp cận, hấp thụ các gói hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố, có đến 61% doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ; 28% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục phức tạp, 14% doanh nghiệp đánh giá cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình, 9% doanh nghiệp không giữ được người lao động để hoạt động.

Các rào cản trong việc chứng minh thiệt hại do Covid-19 đã khiến quá trình triển khai các gói hỗ trợ kéo dài. Ngay cả khi đáp ứng điều kiện của các ngân hàng thì số vốn giải ngân cũng không đáp ứng được nhu cầu tái đầu tư sản xuất của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ (ảnh TL)

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được các gói hỗ trợ của Chính phủ (ảnh TL)

Với chủ trương tăng cường các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn ổn định sản xuất, các gói giảm, giãn thuế, cơ cấu lại nợ, giãn thời gian thanh toán, giảm lãi suất cho vay mới với tổng nguồn vốn lên tới 285.000 tỷ đồng đã được triển khai. Gói đảm bảo an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cũng đã được thực hiện.

Tuy nhiên, số đông doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng những điều kiện mà ngân hàng đưa ra khiến các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận. Bởi chính các ngân hàng cũng là doanh nghiệp và cũng phải tuân thủ những điều kiện quy định khi cho vay vốn, đồng thời chịu áp lực về chỉ tiêu lợi nhuận với cổ đông.

Đơn cử như gói tín dụng 285 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp được Chính phủ công bố, đã có hàng loạt ngân hàng đồng loạt đăng ký tham gia với lãi suất cho vay cam kết thấp hơn 0,5 đến 1% mức thông thường. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận dòng vốn hỗ trợ này do ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp vay theo đúng tiêu chuẩn thông thường thay vì tình huống dịch bệnh và vẫn đòi tài sản thế chấp. Nếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm hay không chứng minh được thiệt hại và dòng tiền trả nợ, khó có thể tiếp cận gói tín dụng này để duy trì hoạt động.

Như trường hợp của Tổng công ty Vận tải Hà Nội, khi tiếp cận với dòng tiền để khôi phục sản xuất, kinh doanh thì gặp khó khăn từ phía ngân hàng. Theo đó, hiện mỗi ngân hàng có chính sách khác nhau, không có sự thống nhất để áp dụng chung cho tất cả các đối tượng doanh nghiệp. Hiện lãi suất tại tất cả các ngân hàng đều không thấp hơn 9%, thời gian giảm nhiều nhất không quá sáu tháng. Một số ngân hàng chỉ cho phép doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hình thức hỗ trợ: Giảm lãi suất hoặc gia hạn các khoản nợ. Về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, bản chất chỉ là cho phép doanh nghiệp gộp hai kỳ vào một lần, không có chính sách hỗ trợ miễn hay giảm.

Cần thống nhất về tiêu chí và quy trình thủ tục

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay tiến độ triển khai các gói hỗ trợ của Nhà nước còn chậm, việc tiếp cận các gói hỗ trợ này còn hạn chế, khiến một số chủ trương, chính sách chưa phát huy tác dụng, ngoại trừ gói hỗ trợ lãi suất là dễ tiếp cận hơn cả. Do đó, nếu không có thêm những chính sách cụ thể và mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phá sản trước khi được hỗ trợ.

Theo đại diện Công ty TNHH Anthi Việt Nam, những quyết sách của Chính phủ hết sức đúng đắn, tuy nhiên chỉ đúng ở “thượng tầng”, khi triển khai thì doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ không có cách nào tiếp cận, nhất là các gói cứu trợ. Các bộ, ngành cần đưa ra quyết sách làm sao đến được doanh nghiệp nhanh nhất, thiết thực nhất.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, việc giảm lãi suất vay vốn vẫn chưa có kết quả và hiệu quả thực tế, mỗi ngân hàng lại có có tiêu chí riêng về chính sách tín dụng. Do đó, Nhà nước sớm ban hành tiêu chí chung, rõ ràng về mức giảm lãi suất vay vốn đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, mức độ thiệt hại,..và áp dụng cho tất cả các ngân hàng.

Về gia hạn thuế, thực tế trong thời gian dịch bệnh không phát sinh doanh thu hoặc doanh thu chỉ bằng 10% đến 20% so cùng kỳ, cho nên việc giãn các loại thuế có tác động không lớn, trong khi gói tín dụng cho vay thêm rất khó tiếp cận.

Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - bà Lý Kim Chi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại. Đồng thời cần ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng doanh nghiệp chịu thiệt hại trực tiếp do Covid-19 để được hưởng hỗ trợ một cách công khai, minh bạch. Qua đó hạn chế việc “xin - cho” bằng quan hệ, lợi dụng chính sách. Nên thành lập “ban chỉ đạo” có đủ thẩm quyền quyết định và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp kèm theo “đường dây nóng” để hỗ trợ, giải đáp các ý kiến hỏi đáp từ doanh nghiệp, người dân thành phố.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất.

Quan điểm này được chia sẻ trong báo cáo về "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế và khuyến nghị chính sách" của nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo khảo sát thực tế từ nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp Việt Nam, các chính sách được doanh nghiệp đánh giá cao nhất và cần nhất ở thời điểm này không hẳn là về lãi suất và tín dụng, thay vào đó là hỗ trợ xử lý những trở ngại và chi phí mang tính lâu dài.

Gia Nguyên

Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì "Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi nền kinh tế ứng phó dịch Covid-19.

Hội nghị cũng có sự tham gia của các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương, qua đó sẽ chủ động xử lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp theo thẩm quyền.

Dự kiến, Hội nghị sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 9/5/2020 theo hình thức trực tuyến.

Tin khác

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô