Doanh nghiệp Việt còn nhiều hạn chế về khai thác lợi thế từ FTA

Thứ bảy, 06/04/2019 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định thương mại tự do (FTA) – cánh cửa hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế trong việc khai thác lợi thế này, đòi hỏi DN Việt Nam phải chủ động và chuyên nghiệp hơn.

Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU. Ảnh TL

Hàng dệt may Việt Nam đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ hưởng ưu đãi vào EU. Ảnh TL

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, các DN phải chủ động trong việc tìm hiểu các quy định về quy tắc xuất xứ như là cơ hội thuế quan với hàng hóa có thế mạnh và cả đối với các mặt hàng không có thế mạnh. Cùng với đó, các DN cũng phải triển khai các công việc cụ thể để thay đổi mô hình, cách thức sản xuất nguyên liệu và các cách thức khác để có thể tận dụng các cơ hội ưu đãi về thuế quan.

Bên cạnh việc khắc phục những nguyên nhân do sử dụng nguyên phụ liệu từ nước ngoài đặc biệt là các nước không có trong các FTA thì điều quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và những hoạt động khác để phục vụ cho sản xuất ở chính Việt Nam.

Việc nắm rõ và thực hiện tốt các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa tại các thị trường XK không chỉ giúp DN tận dụng được các ưu đãi về thuế quan trong các FTA mà còn giúp các DN chủ động trước các vấn đề phát sinh liên quan đến xuất xứ trong hoạt động XK. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động XK ngày càng phải cạnh tranh trước các hàng rào phi thuế quan tại các nước XK được dựng lên ngày càng nhiều, trong đó có các rào cản liên quan trực tiếp đến xuất xứ hàng hóa.

Theo thống kê của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thuộc Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khiếu nại từ các thị trường XK đối với xuất xứ hàng hóa của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký VIAC cho biết, tính đến hết tháng 12/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận được 110 thư yêu cầu thẩm tra lại 287 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Trong đó, riêng tháng 12/2018, VCCI đã nhận được 5 thư yêu cầu kiểm tra. Các mặt hàng bị yêu cầu thẩm tra phổ biến là xe, lốp xe, đinh vít, quần áo, gạch men, tôm, thực phẩm, găng tay, da giày. Trong đó thị trường EU chiếm 90%, còn lại 10% là các thị trường khác chủ yếu là Đài Loan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq.

Nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại về xuất xứ hàng hóa là do các đối tác nghi ngờ có việc làm giả chữ ký có thẩm quyền ký C/O và tổ chức cấp phát C/O theo quy định pháp luật Việt Nam đối với hàng chuyển tải bất hợp pháp, hàng không đủ tiêu chuẩn về xuất xứ Việt Nam. Đối với nghi ngờ về hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam chủ yếu đối với các mặt hàng nhạy cảm đang bị áp thuế phòng vệ thương mại được XK với số lượng lớn sang các nước hoặc các mặt hàng bị nghi ngờ về năng lực sản xuất của Việt Nam.

Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng đặt ra vấn đề về gian lận hàng hóa làm tăng phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn ảnh hưởng đến vấn đề điều tra xuất xứ hàng hóa.

Thực tế cho thấy các DN Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra về xuất xứ hàng hòa như: chứng từ, dữ liệu, cơ sở sản xuất… Do vậy, để chủ động ứng phó, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở sản xuất các DN phải nâng cao nhận thức về việc quản trị chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hoá, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao sẵn sàng phục vụ cho quá trình kiểm tra...

Minh Thùy

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp