Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế nhất định trong Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

Thứ năm, 23/05/2019 16:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) bên lề Hội thảo Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) diễn ra sáng nay 23/5 tại Hà Nội.

Tình hình đàm phán hiệp định RCEP

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Đoàn Đàm Phán Chính phủ về RCEP phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Lương Minh)

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Đoàn Đàm Phán Chính phủ về RCEP phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Lương Minh)

Nội dung chính của đàm phán về Hiệp định RCEP đều nhằm mục đích mở cửa thị trường, tạo mối mối quan hệ hài hòa quy tắc xuất xứ với các quy định tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư. Thông qua đó, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị khu vực mới.

Tất cả các nội dung của hiệp định RCEP dựa trên quy tắc phòng vệ thương mại, cạnh tranh, mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử.

Trước đó, vào tháng 11/2018, cũng trong phiên đàm phán chính thức về Hiệp định RCEP, các nhà lãnh đạo cấp cao RCEP đã tuyên bố: "Đàm phán RCEP năm 2018 đạt được tiến bộ đáng kể, hướng tới giai đoạn đàm phán cuối cùng, các bên tiếp tục quá trình đàm phán để kết thúc đàm phán trong năm 2019 với một Hiệp định RCEP tiến bộ, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia". Theo đó, Hội thảo lần này diễn ra nhằm tổng hợp, đúc kết lại các ý kiến để kiện toàn nội dung trong việc ký kết hiệp định RCEP sắp tới giữa các bên tham gia.

Hiệp định RCEP có tổng 6 bên tham gia là Việt Nam, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Toàn cảnh Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (Ảnh: Lương Minh)

Toàn cảnh Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) (Ảnh: Lương Minh)

Theo đó, Hội thảo đã đi giải quyết từng nội dung các doanh nghiệp quan tam trong hiệp định RCEP.

Đầu tiên là chương trình đàm phán về thuế quan trong RECP, ông Phạm Tuấn Anh, phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài chính đã trích dẫn định hướng các nguyên tắc đàm phán RCEP của Bộ trưởng RCEP để khẳng định tính khả quan trong việc Việt Nam tham gia hiệp định RCEP lần này. Theo đó, mức độ kỳ vọng của Hiệp định RCEP sẽ có mức độ cam kết sâu rộng hơn với những tiến bộ đáng kể hơn so với các FTA ASEAN cộng với hiện hành, trong khi ghi nhận sự phát triển khác nhau của các bên tham gia.

Với nhìn nhận chung thì Hiệp định RCEP đang có ý nghĩa tạo cơ hội cho kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển. Còn việc phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt và khai thác từ hiệp định này.

Do đó, trong đàm phán về đầu tư, có rất nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Hội thảo quan tâm như phạm vi điều chỉnh đầu tư, cách ứng xử, giải quyết tranh chấp... khi tham gia hiệp định RCEP. Nhưng đáng quan tâm hơn cả vẫn là các cam kết trong hiệp định RCEP.

Theo đó, bà Phạm Thị Thương, Vụ pháp chế - Bộ Kế hoạch và đầu tư, trưởng nhóm đàm phán đầu tư Hiệp định RCEP cho biết, có rất nhiều cam kết trong Hiệp định RCEP, nhưng các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến các cam kết như: Tước quyền sở hữu, bồi thường thiệt hại...

Về tước quyền sở hữu, Nhà nước sẽ không tước quyền sở hữu của nhà đầu tư trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, phù hợp với thủ tục pháp luật và có đền bù thỏa đáng.

Về bồi thường thiệt hại, trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại do xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp thì nếu nước chủ nhà bồi thường cho nhà đầu tư của nước mình hoặc một nước thứ ba khác, nước chủ nhà sẽ bồi thường cho nhà đầu tư của bên ký kết khác trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong RCEP

Doanh nghiệp đặt câu hỏi trong hội thảo (Ảnh: Lương Minh)

Doanh nghiệp đặt câu hỏi trong hội thảo (Ảnh: Lương Minh)

Nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển như thế nào thông qua hiệp định RCEP thì phụ thuộc rất nhiều vào sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào RCEP.

Đề cập đến vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) bên lề Hội thảo.

Bà Trang cho biết: Với Hiệp định RCEP, mối lo ngại nhất của doanh nghiệp Việt Nam là việc tăng sức cạnh tranh cả trong nước và trong hiệp định RCEP với các nước tham gia. Theo đó, các doanh nghiệp cần lưu ý đến hai điểm chính. Điểm thứ nhất là làm sao doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được lợi ích từ RCEP. Điều này, đồng nghĩa với việc làm sao có thể hài hòa được quy tắc xuất xứ và thuế quan giữa các nước trong RCEP.

Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu quy tắc xuất xứ của RCEP. Hiện nay, RCEP cũng đang đàm phán về quy tắc xuất xứ, đang cố gắng khắc phục được những bất cập trong các quy tắc. Do đó doanh nghiệp có gặp khó khăn gì phải phản hồi ngay trên bàn đàm phán để chúng ta có được quy tắc xuất xứ tốt nhất trong RCEP. Khi  đã có rồi các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất.

Điểm thứ hai, khi tham gia RCEP, sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn, cạnh tranh không chỉ là thị trường trong nước mà cạnh tranh ở cả thị trường RCEP. Cụ thể trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Trung Quốc với Nhật Bản "chưa có thương mại tự do" nhưng trong RCEP lại có thương mại tự do. "Đây là yếu tố hết sức có lợi cho Việt Nam. Độ cạnh tranh của Việt Nam trong RCEP với Ấn Độ, Nhật Bản hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam là Trung Quốc sẽ được tăng lên rất nhiều", bà Trang nhấn mạnh.

Theo đó, doanh nghiệp vẫn cần phải tăng sức cạnh tranh của mình để có thể có cơ hội tốt nhất. "Tôi nghĩ đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hiệp định RCEP cũng có lợi thế nhất định. Bởi thương hiệu hàng hóa của Việt Nam được đánh giá cao so với các nước trong hiệp định này. Và khi các doanh nghiệp tận dụng được thương hiệu này trong RCEP để tăng sức cạnh tranh, từ đó khắc phục được những điểm yếu như tính thiếu chuyên nghiệp, không đồng đều về chất lượng, hay thay đổi, hay các vấn đề khác liên quan đến quy trình thì sẽ rất thuận lợi để khẳng định vị thế cạnh tranh trong RCEP", bà Trang cho hay.

Lương Minh

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản