Độc đáo hội đua bò chùa Rô của đồng bào Khmer An Giang

Chủ nhật, 08/09/2024 20:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội đua bò chùa Rô là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của bà con dân tộc Khmer vùng Bảy Núi An Giang vào dịp lễ Sene Dolta hàng năm.

Ngày 8/9, tại sân đua bò chùa Rô (xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đã diễn ra hội đua bò chùa Rô lần thứ X năm 2024 của đồng bào dân tộc Khmer.

Ngay từ sáng sớm, đã có rất đông người dân địa phương, du khách đổ về chật kín cả sân chùa Rô. Xung quanh sân đua bò, hàng nghìn người vây kín chờ đến giờ thi đấu.

doc dao hoi dua bo chua ro cua dong bao khmer an giang hinh 1

Các đôi bò tranh tài quyết liệt trong tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Ảnh: Báo An Giang

Tham gia hội đua bò chùa Rô năm nay có 24 đôi bò ở thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn tham gia.

Các đội tranh tài theo thể thức loại trực tiếp. Trong mỗi trận đua, 2 đôi bò sẽ trải qua 1 vòng hô, 1 vòng thả (“vòng hô” là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua, thể hiện sự khéo léo của người điều khiển bò.

Đến “vòng thả” là khi có hiệu lệnh của trọng tài, người điều khiển bò dùng cây xà lul (một khúc gỗ tròn khoảng 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn) kích vào mông 2 con bò của mình, để đôi bò vận hết sức lực băng về đích.

Đôi bò thắng cuộc sẽ được vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.

Bước vào cuộc đua, không khí luôn tràn ngập tiếng vỗ tay, reo hò, cổ động cho các cặp bò. Nước ruộng bắn lên tung tóe theo những pha rượt đuổi gay cấn, những tiếng hô hào làm cho không khí ngày hội càng sôi nổi, rộn ràng, hấp dẫn.

doc dao hoi dua bo chua ro cua dong bao khmer an giang hinh 2

Đông đảo người dân và các tay máy nhiếp ảnh đổ về An Giang xem đua bò chùa Rô. Ảnh: Báo An Giang

Theo quan niệm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi An Giang, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Ngoài việc mừng lễ Sene Dolta, đôi bò giành được chiến thắng còn mang lại cho chủ nhân niềm kiêu hãnh, mang đến cho cả phum, sóc niềm vui về một mùa vụ bội thu, dân làng no ấm.

Theo truyền tụng, thuở xưa, hàng năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc dẫn bò đến cày bừa công quả cho ruộng của các nhà chùa Khmer. Sau buổi cày đồng bào cho bò đua xem đôi bò nào nhanh khỏe. Sau đó, các sư trong chùa đứng ra tổ chức, treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “cà tha” (lục lạc đeo cổ bò). Dần dà, đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội truyền thống hàng năm.

Năm 2016, hội đua bò Bảy Núi An Giang được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam đoạt giải Bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga

Việt Nam đoạt giải Bạc tại Liên hoan xiếc quốc tế tại Nga

(CLO) Tiết mục đu dây ''Chuyện tình Langbiang'' của diễn viên Đức Thịnh, Thu Trang đoạt giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế ''Không biên giới'' lần thứ ba.

Đời sống văn hóa
Triển lãm sơn mài truyền thống Việt Nam tại Pháp

Triển lãm sơn mài truyền thống Việt Nam tại Pháp

(CLO) 40 tác phẩm sơn mài truyền thống Việt Nam được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (Pháp), từ ngày 14 - 20/9.

Đời sống văn hóa
Dòng người 'nườm nượp' kéo về phố Hàng Mã chơi Trung thu sớm

Dòng người 'nườm nượp' kéo về phố Hàng Mã chơi Trung thu sớm

(CLO) Cận kề Tết Trung thu, dòng người “nườm nượp” kéo về phố Hàng Mã để tham quan, mua bán những món đồ chơi độc đáo như lân sư rồng, mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao, tò he… tạo nên không gian nhộn nhịp, đông đúc.

Đời sống văn hóa
Dâng trào cảm xúc nghe NSƯT Hoàng Tùng hát 'Cha mẹ tôi già'

Dâng trào cảm xúc nghe NSƯT Hoàng Tùng hát 'Cha mẹ tôi già'

(CLO) Nhằm Tết Trung thu 2024 – Tết của tình thân, ngày 16/9, giọng ca nhạc đỏ vùng Đất Mỏ (Quảng Ninh) – Quán quân Sao Mai 2003 – NSƯT Hoàng Tùng giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm âm nhạc mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Tác phẩm được phát trên các nền tảng số về âm nhạc.

Đời sống văn hóa
Độc đáo không gian Tết Trung thu xưa tại 'Đêm hội Trăng rằm'

Độc đáo không gian Tết Trung thu xưa tại 'Đêm hội Trăng rằm'

(CLO) Tối 15/9, tại sân khấu chính của Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc "Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa địa phương năm 2024.

Đời sống văn hóa