(CLO) Lễ Căm Lung là một trong ba lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lự ở Lai Châu, được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 và ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm.
Trong cộng đồng 20 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu, có 4 dân tộc có dân số dưới 10.000 người là Cống, Mảng, Si La và Lự. Người Lự ở Lai Châu có hơn 1.300 hộ, gần 7.000 nhân khẩu, chiếm hơn 1,49% dân số toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở hai huyện Tam Đường và Sìn Hồ.
Đến nay, đồng bào Lự vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là nghi lễ Căm Lung, hay còn gọi là lễ cúng rừng.
Lễ Căm Lung của người Lự ở Lai Châu được phục dựng tại Làng văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: LVH
Lễ Căm Lung là một trong ba lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lự ở Lai Châu, cùng với Lễ cơm mới (Kin Khẩu Máy), Lễ cúng trâu (Mo Khoăn Khoai). Nghi lễ này được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 và ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm.
Tại xã Bản Hon, huyện Tam Đường - nơi có cộng đồng dân tộc Lự đông đảo nhất tỉnh sinh sống (xấp xỉ 90% dân số toàn xã), lễ Căm Lung vẫn giữ được nguyên vẹn các nghi thức từ xưa truyền lại.
Người Lự quan niệm núi rừng là linh hồn của vạn vật, bảo vệ, che chở cho con người tồn tại và phát triển, là nơi trú ngụ của các đấng siêu nhiên. Việc tổ chức lễ Căm Lung để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bản làng yên bình, đời sống người dân ấm no.
Các vật phẩm trong lễ Căm Lung mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở. Ảnh: TL
Trong lễ Căm Lung, mỗi gia đình sẽ cử ra một đại diện là nam giới đi tham gia lễ cúng, khi về sẽ có lộc dành cho những người ở nhà. Tại lễ hội, người dân trong bản thấy được vị trí của mình trong cộng đồng và có sự phối hợp công việc, qua đó tăng tính kết nối trong cộng đồng.
Theo thầy cúng Tao Văn Seng (bản Nà Khum, xã Bản Hon), đối với đồng bào Lự, từ xưa đến nay lễ Căm Lung bao giờ cũng được tổ chức rất trang trọng. Ở mỗi thôn bản đều có một khu rừng cấm, rừng thiêng, nơi tổ chức lễ cúng rừng. Đây thường là một khu rừng tự nhiên gần bản, nơi có nhiều cây gỗ lớn, gần nguồn nước.
Thực hiện nghi lễ là 5 thầy cúng, gồm 1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ. Họ đều là nam giới, thường là những người mạnh khỏe, có uy tín trong cộng đồng.
Lễ Căm Lung là dịp các cô gái Lự chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất. Ảnh: TL
Để lựa chọn thầy cúng, dân bản sẽ cho mỗi người bốc một nhúm gạo, sau đó đếm, chọn 5 người có số hạt chẵn lớn nhất làm thầy cúng. Hình thức tuyển người này tiếng Lự gọi là “kiếp khẩu”, được lưu truyền từ nhiều thế hệ, nhằm đảm bảo tính công bằng mỗi khi cần tuyển lựa người có uy tín, đảm đương công việc mà cộng đồng giao phó.
Lễ Căm Lung bắt đầu từ khi mặt trời vừa lên và diễn ra không quá giờ ngọ. Đồ cúng tế được chuẩn bị từ trước, bao gồm 1 con lợn đen, 3 con gà, 3 bó hương, 1 cuốn vải đen, rượu trắng, xôi, giấy bạc… Ngoài ra, còn có 16 bộ chén được xếp chồng lên nhau tượng trưng cho âm dương, trời đất.
Các nghi lễ trong lễ Căm Lung của người Lự có tính cộng đồng chặt chẽ, chu đáo và nhiều kiêng kỵ. Trong quá trình chế biến đồ cúng, không được dùng ớt làm gia vị, cơm không được nấu cháy, rượu không để bị khê thì mọi sự mới tốt lành. Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân trong bản không ai được chặt cây, đào đất, thả rông gia súc.
Điệu múa quạt truyền thống của dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường. Ảnh: TL
Người tham gia lễ cũng không mặc đồ trắng, không đi chân đất, không để đầu trần. Trong quá trình làm cỗ cúng thần rừng, sau khi cắt tiết gà, tiết lợn, một phần tiết sẽ được bôi lên các phên mắt cáo có cài cành cây xanh treo nơi đầu bản, treo xung quanh nơi làm lễ và trước hiên nhà để cảnh báo thời điểm kiêng người lạ ra vào bản.
Lễ cúng gồm 2 phần, lễ cúng sống và cúng chín, với những nghi thức thiêng liêng. Khi lễ vật đã được bày biện xong, giờ tốt đến, thầy cúng đốt hương khấn mời các vị thần linh cai quản trời đất, sông suối, cây cỏ, các ông tổ các dòng họ người Lự sinh sống trong bản như: Vàng, Lò, Tao… đang ngự tại khu rừng thiêng của bản về nhận mặt và lễ vật mà bà con dâng lên.
Sau đó thầy cúng cho phép những người tham gia buổi lễ cắt tiết những con vật trên để làm lễ chín. Mâm lễ vật được đặt trên 1 chiếc bàn để thầy cúng khấn mời các vị thần linh, ông tổ các dòng họ hưởng lễ và phù hộ cho bà con sức khỏe, gia đình hòa thuận, việc chăn nuôi thuận lợi, mùa màng tốt tươi.
Sau khi hoàn tất việc cúng tế, những người tham gia lễ cúng sẽ cùng ăn cơm, uống rượu ngay tại rừng và không quên chia phần cho những người trong gia đình không được trực tiếp tham gia, để tất cả mọi người trong bản đều được hưởng lộc của đất trời, thần linh.
Đẩy gậy - trò chơi truyền thống của người Lự trong những ngày lễ hội. Ảnh: TL
Trong hai ngày tiếp theo của lễ Căm Lung, mọi người dân trong bản, từ trẻ nhỏ đến người già, nam nữ thanh niên mặc những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, cùng tham gia các trò chơi dân gian như: đi cà kheo, ném còn, đánh cầu lông gà, đẩy gậy, kéo co, giao lưu văn nghệ...
Đồng bào Lự tin rằng, sau khi tổ chức lễ Căm Lung, bà con dân bản sẽ càng sống đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Cùng với những lời khẩn cầu trong lễ Căm Mương, tất cả các gia đình phải cố gắng nuôi cho con cái học hành để có cuộc sống tốt hơn. Đây chính là một nét đẹp trong văn hoá của đồng bào Lự, cần được bảo tồn và phát triển.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.