(CLO) Lễ cưới của người Jrai ở Tây Nguyên khá ấn tượng bởi người con gái sẽ chủ động “bắt chồng” và tự mình chuẩn bị toàn bộ lễ vật cho đám cưới. Đặc biệt, sau lễ cưới theo phong tục người con trai sẽ về ở rể nhà vợ.
Vòng tay cầu hôn – tín vật đính ước
Lễ cưới truyền thống của người Jrai là nghi lễ quan trọng, phản ánh vai trò của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và thể hiện một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Jrai. Các nghi lễ, nghi thức trong lễ cưới có những quy ước rất chặt chẽ. Theo đó, người con gái Jrai khi đến tuổi trưởng thành thường chủ động tìm cho mình một chàng trai để yêu thương, gắn bó.
Sau khoảng thời gian tìm hiểu và xác định sẽ về chung một nhà, già làng hoặc người có uy tín trong làng sẽ làm mai mối cho đôi bên. Thông qua ông mối, cô gái sẽ gửi cho chàng trai một chiếc vòng tay thay lời tỏ tình. Về phía chàng trai được tỏ tình, khi nhận được vòng, nếu không ưng thuận chàng trai phải gửi trả lại vòng cho ông mối. Còn nếu chàng trai đồng ý, sẽ nhận vòng cầu hôn, đeo vào tay và xem như đã chấp nhận cho cô gái “bắt” mình về làm chồng.
Sau màn nhận vòng tay cầu hôn, đôi trẻ sẽ bắt đầu công khai mối quan hệ của mình. Lễ cưới của người Jrai dù lớn hay nhỏ đều tổ chức ở nhà gái. Việc cưới xin do nhà gái chủ động lo liệu và chuẩn bị các lễ vật. Tùy điều kiện từng gia đình, từ lễ đính ước đến lễ cưới thường được tổ chức sau một năm.
Lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới của người Jrai là rượu ghè và cơm nắm… Ngày “bắt chồng”, nhà gái sẽ mang cặp gà hoặc con một con heo, thậm chí là con bò sang nhà trai làm lễ với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên, họ hàng và làng xóm.
Già làng Ksor Kol (TP Pleiku, Gia Lai) cho biết: “Đám cưới của người Jrai phải có già làng làm mối cho mới được cưới. Nếu yêu nhau, già làng chưa biết, họ hàng, buôn làng mà chưa chấp nhận thì chưa được làm đám cưới. Trước ngày làm đám cưới, hai bên thông báo cho họ hàng biết đến dự. Họ hàng đến dự thường mang theo gà, heo, rượu, tiền hay những vật dụng khác để chung vui cùng hai gia đình”.
Sau khi nhà gái đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm: Rượu ghè, thịt gà hoặc heo, cơm nắm, chiếc còng bằng đồng, ông tre đón rượu…., già làng (chủ lễ) sẽ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng trời đất, thần núi, thần rừng, thần nước, thần ruộng và cuối cùng là cúng nhà rông.
Tiếp đó, chủ lễ sẽ mời nữ thần mặt trời, mẹ đất về chứng giám cho đôi trai gái và hai dòng họ. Lời khấn các vị thần cầu mong đôi trẻ cả đời sống bên nhau hạnh phúc, thủy chung, sinh con đẻ cái để cùng nhau xây dựng cộng đồng hạnh phúc. Ngay sau khi làm lễ, cô dâu và chú rể trong trang phục dân tộc lộng lẫy sẽ trao cho nhau chiếc vòng cầu hôn làm bằng đồng - đó là tín vật thể hiện sự kết duyên bền chặt, một lòng thủy chung son sắc.
Chàng trai ở rể nhà vợ
Khi đã được già làng chứng nhận là vợ chồng trước toàn thể dân làng, nếu sau này hai người bỏ nhau, người bỏ trước sẽ chịu phạt (trâu, bò, heo…), bồi thường cho gia đình người bị bỏ. Theo già làng Ksor Kol, hình thức phạt này muốn nhắc nhở mọi người biết quý trọng giá trị gia đình, có xích mích phải đóng cửa bảo nhau hoặc nhờ già làng phân xử chứ không được tự ý bỏ nhau.
Nghi lễ kết thúc lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ đứng bên nhau mời rượu, thịt mọi người trong tiếng chiêng trống rộn rã mừng hạnh phúc… Lúc này, tất cả họ hàng và khách đến dự cùng uống chén rượu cần, nắm tay nhau múa điệu xoang xoay vòng, cùng ăn uống với hai bên gia đình để chúc phúc cho đôi vợ chồng mới.
Sau lễ cưới, chú rể sẽ đưa cô dâu mới về thăm nhà chồng vài ngày để làm tròn bổn phận dâu con trong gia đình… Sau đó cả hai vợ chồng mới xin phép đưa nhau về ở hẳn bên nhà vợ. Theo truyền thống của người Jrai, chàng trai sẽ ở rể nhà vợ và con cái sẽ theo họ mẹ.
Đặc biệt hơn, con trai lấy vợ sẽ không được thừa kế tài sản nhưng ngược lại con gái khi lấy chồng sẽ lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng (trừ con gái út) được phân chia một phần tài sản.
Hôn nhân của người Jrai không đơn thuần chỉ là việc kết duyên của đôi lứa mà còn mang tính nhân văn, truyền thống đạo lý của dân tộc, giáo dục về tình nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc. Qua đó góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xã hội hiện đại và cả các thế hệ mai sau.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.